Bệnh lý viêm họng hạt ban đầu không ẩn chứa nguy cơ đe dọa tới tính mạng. Nó đơn thuần tồn tại trong cơ thể con người, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên cũng vì tính chất tiềm ẩn đó, bệnh kéo dài và tái phát liên tục. Khi không được điều trị triệt để, bệnh sẽ chuyển biến thành viêm họng hạt mãn tính và gây ra những biến chứng như:
– Là tác nhân gây nên các bệnh lý hô hấp viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa,…
– Bệnh nhân viêm họng kéo dài khiến họng bị tổn thương có thể bị ho ra máu
– Bệnh lan sang các bộ phận khác gây viêm khớp, viêm cầu thận,…
Không chỉ nguy hiểm, việc điều trị viêm họng hạt mãn tính cũng rất khó khăn và phức tạp. Nhiều phương pháp chỉ mang tính chất tạm thời bởi nó không giải quyết dứt điểm mầm bệnh và có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Chữa viêm họng hạt mạn tính là cả quá trình dài và khó khăn. Dù vậy bệnh nhân vẫn cần phải chủ động xử lý dứt điểm, tránh để xảy ra hệ quả nghiêm trọng.
Nguyên tắc khi điều trị viêm họng nói chung, viêm họng hạt nói riêng, bệnh nhân cần được xử lý dứt điểm tình trạng viêm nhiễm. Cùng với đó là quá trình khắc phục các triệu chứng khác của bệnh.
Bác sĩ sẽ dùng hóa chất hoặc điện để đốt các hạt lớn gây khó khăn cho người bệnh trong ăn uống, giao tiếp. Tuy nhiên phương pháp này không thực sự hiệu quả bởi nó không triệt tiêu được mầm bệnh. Ngược lại khi bị kích thích, vùng niêm mạc xung quanh họng sẽ phát triển nhanh hơn. Kết hợp với sự viêm nhiễm, bệnh có thể trở nặng và tái phát thêm nhiều lần nữa.
Tác nhân gây ra viêm nhiễm có thể là vi khuẩn hoặc nấm. Vì vậy, trước tiên bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
Một trong những bước quan trọng để sàng lọc được nguồn cơn gây viêm họng hạt, đó là quá trình nuôi cấy, phân lập vi nấm, vi khuẩn. Tiếp đó các chuyên gia sẽ làm kháng sinh đồ, nhằm lựa chọn loại kháng sinh phù hợp để xử lý dứt điểm mầm bệnh này.
Song song với quá trình sàng lọc, các bác sĩ cũng kiểm tra chi tiết khu vực mũi, xoang mũi xem có gặp viêm nhiễm hay không. Nếu có bệnh nhân cần kết hợp điều trị bổ sung kịp thời.
Việc chữa tận gốc viêm họng hạt rất khó khăn bởi chính những thói quen, môi trường, điều kiện sinh hoạt hàng ngày là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh. Nếu không khắc phục được điều này, bệnh nhân không thể khỏi bệnh, hoặc dễ dàng tái phát lại. Những biện pháp điển hình khi chữa trị viêm họng hạt mạn tính gồm:
Đánh răng thường xuyên, súc miệng, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý là những bước đơn giản, dễ làm nhưng vô cùng hiệu quả với người bệnh viêm họng. Dung dịch nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch cổ họng, giảm viêm nhiễm, giảm đau.
Mỗi ngày, bệnh nhân nạp đủ nước sẽ giúp cơ thể được điều hòa, hạn chế sốt cao, cổ họng được khơi thông. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm mật ong trong nước hoặc trà xanh để làm sạch, tăng cường miễn dịch, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.
Khi bị viêm nhiễm, niêm mạc họng rất dễ tổn thương. Do đó người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều để giảm áp lực cho họng, các tổn thương mau lành.
Người bị viêm họng hạt nên chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt bổ sung vitamin, chất xơ,… Để tránh làm tổn thương và tăng viêm nhiễm, người bệnh nên tạm xa các thực phẩm có tính hàn, tính nhiệt cùng đồ uống có chất kích thích.
Dưới đây là một số vấn đề người bệnh thường thắc mắc trong quá trình điều trị viêm họng hạt mạn tính.
Dù là cấp tính, hay mạn tính, viêm họng hạt cũng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên trước đó, bệnh nhân cần được thăm khám kỹ càng để biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau khi bác sĩ can thiệp các biện pháp y tế, bệnh nhân có thể về nhà dùng thuốc theo đơn đã được kê và tuân thủ các quy định của bác sĩ.
Để việc điều trị tại gia có kết quả, bệnh nhân nên theo dõi sát sao tình trạng bản thân, tái khám đúng hẹn, kịp thời thông báo với bác sĩ khi có bất thường. Có như vậy bệnh mới có thể khỏi dứt điểm, và khỏi một cách an toàn.
Một số thức bệnh nhân cần kiêng khi chữa viêm họng hạt mạn tính:
– Đồ ăn khô cứng: Bánh mì sấy, các loại hạt, bánh kẹo cứng,…
– Đồ chiên rán: Đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến đờm tiết ra nhiều hơn
– Thực phẩm cay nóng: Làm họng tăng sưng, đau
– Đồ uống lạnh, kem, đá
– Rượu, bia, nước ngọt có ga, chất kích thích
– Đồ ngọt: Tăng đờm và tiết dịch cổ họng
– Thuốc lá
Đối với căn bệnh viêm họng hạt, không có cách điều trị nào hiệu quả hơn là người bệnh chủ động thay đổi bản thân trong đời sống, sinh hoạt khoa học mỗi ngày, kèm theo tuân thủ những chỉ định của chuyên gia. Nhờ đó bệnh nhân an tâm sống khỏe mà không lo bị bệnh lý tai mũi họng ghé thăm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh