✴️ Khô miệng có phải là vấn đề đáng lo?

Khô miệng là gì?

Khô miệng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng...

Khô miệng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng…

Khô miệng là tình trạng không có đủ nước bọt để giữ miệng ẩm ướt. Khô miệng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng… Ngoài ra, khô miệng còn đẩy nhanh sự thoái hóa răng sẽ dẫn tới chứng hôi miệng, sâu răng hoặc các chứng viêm nhiễm trong miệng. Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng khô miệng trong đời khi lo lắng, buồn bã hay bị căng thẳng. Tuy nhiên nếu diễn ra thường xuyên, khô miệng sẽ gây khó chịu và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù nhiều người lớn tuổi bị khô miệng nhưng đây không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa.

 

Nước bọt có vai trò như thế nào?

Ngoài vai trò giữ cho miệng luôn ẩm ướt, nước bọt còn hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, bảo vệ răng khỏi bị sâu, giúp chữa lành các vết loét trong miệng và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách kiểm soát các vi khuẩn, virus và nấm trong miệng. Nước bọt cũng là những gì giúp chúng ta nhai và nuốt. Ở những người bị khô miệng, các chức năng này của nước bọt bị cản trở.

 

Khô miệng có thể gây ra những vấn đề gì?

Chứng khô miệng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm việc gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt và nói. Đặc biệt ở những người có quá ít nước bọt, nuốt thức ăn không dễ dàng. Những người bị khô miệng không thể nuốt thức ăn khô trừ khi có nước. Một số trường hợp thậm chí phải cắt nhỏ thức ăn và cẩn thận khi nhai, nuốt để không bị nghẹt thở. Khô miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sâu răng cũng như các bệnh nấm ở miệng.

 

Các triệu chứng của chứng khô miệng là gì?

Người bị khô miệng có thể cảm thấy khó chịu. Một số người cho biết có cảm giác dính, khô ở trong miệng. Những người khác lại gặp phải tình trạng đau, rát hoặc khó khăn khi nhai, nuốt. Họng cực kỳ khô và rất khó để nuốt thức ăn mà không có sự hỗ trợ của nước. Ngoài ra những người bị khô miệng còn có thể bị loét miệng, khô nứt môi, lưỡi.

 

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây khô miệng?

Có hơn 400 loại thuốc, bao gồm cả thuốc tự kê đơn, có thể làm giảm tiết nước bọt.

Có hơn 400 loại thuốc, bao gồm cả thuốc tự kê đơn, có thể làm giảm tiết nước bọt.

Đúng. Có hơn 400 loại thuốc, bao gồm cả thuốc tự kê đơn, có thể làm giảm tiết nước bọt hoặc thay đổi các thành phần cùa nước bọt để nó không thể thực hiện đúng các chức năng như bình thường. Thuốc điều trị chứng tiểu không tự chủ, dị ứng, huyết áp cao và trầm cảm thường gây khô miệng.

 

Phương pháp điều trị nào có thể gây khô miệng?

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến các tuyến nước bọt. Xạ trị vùng đầu cổ có thể làm giảm sản xuất nước bọt. Hóa trị cũng có thể khiến tuyến nước bọt sản xuất nước bọt đặc hơn, làm cho miệng cảm thấy khô  và dính.

 

Những nguyên nhân nào khác cũng có thể gây khô miệng?

Có một số bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới tuyến nước bọt. Hội chứng  Sjogren và bệnh tiểu đường có thể gây khô miệng. Chấn thương ở đầu hoặc cổ có thể gây tổn hại cho dây thần kinh điều khiển tuyến nước bọt.

 

Chứng khô miệng được điều trị như thế nào?

Điều trị chứng khô miệng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nghi ngờ bản thân bị khô miệng, nên tới nha khoa để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Nếu khô miệng là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thay thế loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều.
Nếu tuyến nước bọt không hoạt động hiệu quả nhưng vẫn có thể sản xuất một ít nước bọt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để hỗ trợ tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. Nhiều trường hợp có thể cần phải sử dụng nước bọt nhân tạo để giữ cho miệng luôn ẩm ướt.

 

Nên kiêng ăn gì khi bị khô miệng?

Người bị khô miệng nên tránh các loại thức ăn dính và có đường. Nếu ăn những thực phẩm này, cần đánh răng ngay sau đó. Ngoài ra các thực phẩm có vị cay, mặn cũng có thể gây đau và khó chịu cho những người bị nứt nẻ môi, lưỡi do khô miệng.
Bên cạnh đó cũng nên tránh các loại đồ uống có chứa caffein và rượu vì chúng có khả năng gây khô miệng.

 

Nên ăn những loại thực phẩm nào để hạn chế tình trạng khô miệng?

Nhai kẹo cao su và kẹo cứng cũng rất có lợi vì những sản phẩm này kích thích dòng chảy nước bọt.

Nhai kẹo cao su và kẹo cứng cũng rất có lợi vì những sản phẩm này kích thích dòng chảy nước bọt.

Người bị khô miệng chỉ nên uống nước lọc hoặc nước không có đường để dễ nhai và nuốt hơn khi ăn. Ngoài ra nhai kẹo cao su và kẹo cứng cũng rất có lợi vì những sản phẩm này kích thích dòng chảy nước bọt.

 

Người bị khô miệng nên làm gì nếu khó nhai nuốt?

Người bị khô miệng nên cắt thức ăn thành những miếng nhỏ, nhai cẩn thận và uống nhiều nước trong khi ăn. Ngoài ra nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và có biện pháp điều trị thích hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu