1. Tổng quan VA (vegetations adenoids) là tổ chức lympho nằm ở vòm họng, có chức năng miễn dịch quan trọng ở trẻ nhỏ. VA giúp bắt giữ và tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập qua đường hô hấp trên. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm, VA có thể phì đại và gây ra nhiều biến chứng hô hấp, tai mũi họng.
VA giúp trẻ (từ 6 tháng – 4 tuổi) sản xuất những kháng thể tự nhiên giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp
2. Phân độ viêm VA Viêm VA được chia thành 4 mức độ dựa trên mức độ chiếm chỗ của khối VA tại cửa mũi sau:
Độ 1: < 33%
Độ 2: 33–66%
Độ 3: 66–90%
Độ 4: gần như hoàn toàn, có thể lan vào hố mũi
Nạo VA nên thực hiện khi VA của trẻ bị nhiễm trùng và tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài cả tháng
3. Triệu chứng lâm sàng
Nghẹt mũi kéo dài, thở khò khè, ngủ ngáy
Dịch mũi nhầy, có thể xanh hoặc vàng
Viêm tai giữa tái phát, viêm xoang, viêm thanh quản
Ngưng thở khi ngủ, khó ăn, khó nói
4. Chỉ định nạo VA Nạo VA được cân nhắc khi:
Viêm VA tái phát ≥ 5 lần/năm, hoặc mỗi đợt kéo dài > 1 tháng
Phì đại VA gây tắc nghẽn hô hấp, ngưng thở khi ngủ
Gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, ảnh hưởng tiêu hóa
Chống chỉ định tạm thời: nhiễm trùng cấp, rối loạn đông máu, bệnh lý tim mạch chưa kiểm soát.
5. Theo dõi trước và sau nạo VA Trước nạo:
Không dùng thuốc chống viêm trong 7–10 ngày
Nhịn ăn theo chỉ định tuổi và giờ mổ
Chuẩn bị tâm lý, thuốc hạ sốt, nhiệt kế
Sau nạo:
Theo dõi sốt, chảy máu mũi, nôn ói
Tránh vận động mạnh trong 7–10 ngày
Không súc họng, không xì mũi
6. Kết luận Nạo VA là thủ thuật đơn giản, ít biến chứng nếu thực hiện đúng chỉ định và tại cơ sở y tế chuyên khoa. Chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế các ảnh hưởng đến phát triển thể chất và hô hấp của trẻ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh