Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh trong họng bị viêm và bị kích thích khiến bị sưng lên, đồng thời lúc này tiếng nói cũng bị biến dạng, khàn hay nặng hơn là mất tiếng. Viêm dây thanh quản có nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân viêm dây thanh quản
Viêm thanh quản có thể chỉ kéo dài trong một vài ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp viêm thanh quản kéo dài không có các biện pháp điều trị tích cực bệnh có thể phát triển thành mạn tính.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
– Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhất là trong thời tiết lạnh
– Người làm việc trong môi trường phải nói to và nói nhiều
– Trào ngược thực quản
– Sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá…
Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản
Khi bị viêm thanh quản, người bệnh xuất hiện một số triệu chứng điển hình bao gồm: cảm giác đau, ngứa rát cổ họng; khàn giọng hay mất tiếng; người bệnh có thể sốt, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi. Nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp bệnh sẽ chuyển sang dạng mạn tính. Lúc này viêm thanh quản không chỉ gây ảnh hưởng đến giọng nói và giao tiếp hàng ngày mà còn có thể dẫn tới xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,…
Cách chữa trị viêm thanh quản
Kháng sinh và chống viêm là những loại thuốc thường được các chỉ định trong điều trị bệnh viêm thanh quản. Trong trường hợp người bệnh có khối u ở thanh quản thì cần dùng tới phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định từ các bác sỹ chuyên khoa, các bạn có thể kết tham khảo các phương pháp như ngậm chanh muối hay quất chưng đường phèn, uống nước ép từ giá đỗ sống… nhằm giảm bớt các triệu chứng sốt, đau họng, khản và mất tiếng, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định kết hợp thêm những phương pháp này.
Ngoài ra việc chữa trị bệnh viêm thanh quản bằng thuốc các thuốc trên, bệnh nhân cần phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế tối phải nói to cùng nói nhiều, uống nhiều nước để làm trơn cổ họng, tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá, cafein và thức ăn cay nóng, sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh