✴️ Những kiến thức bạn cần biết về viêm amidan cấp tính

Nội dung

Viêm amidan cấp tính là giai đoạn đầu tiên khi bệnh mới bắt đầu khởi phát.. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau họng, amidan sưng đỏ, gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Những kiến thức bạn cần biết về viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm virus, vi khuẩn

 

1. Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm virus, vi khuẩn. Đây là căn bệnh khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau họng, amidan sưng đỏ, gây đau đớn rất khó chịu.

 

2. Triệu chứng viêm amidan cấp tính

Thông thường, khi bị viêm amidan cấp tính, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng sau:

Sốt 38-39 độ C, rét run đột ngột, người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít, táo bón.

Khô, rát, nóng ở trong họng, đặc biệt là phía bên thành họng (vị trí amidan). Sau đó là cảm giác đau họng, đau nhói lên tai, mức độ đau tăng lên rõ rệt khi người bệnh nuốt hoặc ho.

Trẻ viêm amidan cấp tính thường khiến có triệu chứng thở khò khè, đêm ngáy to… Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ.

Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to và đỏ.

Trong một số trường hợp có thể thấy khối amidan sưng đỏ và có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc, dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt amidan…

 

3. Điều trị bệnh viêm amidan cấp tính

Để có biện pháp điều trị viêm amidan cấp tính phù hợp, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng để chỉ định làm xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm máu) nhằm chẩn đoán căn nguyên gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu viêm amidan cấp tính do virus gây ra thì bệnh thường tự khỏi và chỉ cần điều trị triệu chứng.

Nếu viêm amidan do vi khuẩn thì cần phải dùng thuốc kháng sinh và cần phải uống thuốc đủ liều. Ngừng uống thuốc kháng sinh quá sớm có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, vi khuẩn phát triển mạnh hơn dẫn đến kháng thuốc.

Ngoài ra người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus qua đường miệng. Uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành amidan mạn tính.

 

5. Cách phòng ngừa viêm amidan cấp tính

Giữ vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay các dung dịch sát khuẩn.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm tránh hít phải bụi bẩn.

Giữ ấm vùng mũi, họng, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa môi trường bên ngoài và trong phòng điều hòa.

Hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top