✴️ Phương pháp điều trị viêm thanh quản hiệu quả nhất

Nội dung

1. Viêm thanh quản là bệnh gì?

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản của bạn bị kích ứng và sưng viêm lên. Bệnh lý này có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Viêm thanh quản cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn và được cải thiện khi giải quyết được những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Còn viêm thanh quản mạn tính kéo dài hơn 3 tuần, xảy ra do phơi nhiễm với các tác nhân gây kích ứng cho thời gian dài.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản của bạn bị kích ứng và sưng viêm lên

 

2. Triệu chứng của viêm thanh quản

Ở người lớn, bệnh sẽ có sẽ có một số biểu hiện sau:

– Giọng nói thay đổi do: khàn giọng, mất giọng, đau họng…

– Ở cổ họng có cảm giác ngứa, rát

– Ăn uống khó khăn vì khó nuốt

– Khô họng.

Nếu ngoài những dấu hiệu trên, bạn có xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn thì khả năng cao bạn có thể tiềm ẩn những bệnh lý khác.

 

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản

3.1 Viêm thanh quản cấp tính

Các trường hợp viêm thanh quản cấp tính không kéo dài lâu và tình trạng sức khoẻ sẽ được cải thiện khi các nguyên nhân gây bệnh được tìm ra và giải quyết triệt để. Một số nguyên nhân gây viêm cấp tính phải kể đến như:

– Bị nhiễm trùng, bao gồm những vi khuẩn và virus gây cảm lạnh hoặc cúm.

– Lạm dụng thanh quản quá mức do la hét hoặc nói nhiều.

– Bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Việc la hét hoặc nói nhiều quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thanh

Việc la hét hoặc nói nhiều quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thanh

 

3.2 Viêm thanh quản mạn tính

Tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng thường xuyên, kéo dài hơn 3 tuần. Nguyên nhân của viêm thanh quản mạn tính có thể kể đến như:

– Các chất gây kích ứng thanh quản ở dạng khí, như khói hoá chất, tác nhân gây dị ứng cũng như khói thuốc.

– Bệnh nhân bị trào ngược axit dạ dày hoặc có thể bị trào ngược dạ dày thực quản.

– Bị viêm xoang mạn tính.

– Uống quá nhiều rượu.

– Do tính chất công việc, thường xuyên phải nói (ca sĩ, giáo viên….)

– Thói quen hút thuốc.

– Bị nhiễm trùng (do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng).

– Ung thư.

– Bị liệt dây thanh âm.

– Tuổi tác khiến dây thanh âm không còn hoạt động tốt.

 

4. Phương pháp điều trị viêm thanh quản hiệu quả

4.1 Viêm thanh quản cấp tính

Trường hợp viêm thanh quản cấp tính, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn một chút. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sức khoẻ tại nhà như:

– Sử dụng máy tạo độ ẩm.

– Cho cổ họng có thời gian để nghỉ ngơi, không nói hoặc la hét càng nhiều càng tốt.

– Uống nhiều nước hơn, không để cổ họng bị khô.

– Tránh sử dụng những đồ uống có cồn hay chứa caffeine.

– Có thể làm ấm cổ họng bằng kẹo ngậm, nước muối súc miệng hoặc kẹo cao su.

– Không sử dụng thuốc thông mũi vì sẽ khiến cho cổ họng bị khô.

 

4.2 Viêm phế quản mạn tính

Để điều trị được tình trạng mạn tính, bác sĩ sẽ tập trung giải quyết nguyên nhân gây nên tình trạng viêm như ợ nóng, hút thuốc hay uống rượu. Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh này có thể kể đến như:

– Thuốc kháng sinh: Đa số trường hợp viêm thanh quản là do virus gây nên sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.

– Corticosteroid: Loại thuốc này sẽ giúp giảm bớt được tình trạng viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ được chỉ định dùng khi thực sự cần thiết, như khi thuyết trình, biểu diễn ca nhạc hoặc trẻ nhỏ bị viêm thanh quản.

 

5. Phòng ngừa viêm thanh quản

Uống nước mang đến nhiều lợi ích

Uống nước mang đến nhiều lợi ích, trong đó có tác dụng tránh làm cổ họng khô hoặc kích ứng

Để tránh làm cổ họng khô hoặc kích ứng, bạn cần tránh:

– Tránh tiếp xúc với khói thuốc (dù trực tiếp hay gián tiếp).

– Hạn chế việc dùng đồ uống có cồn hay caffeine.

– Uống nhiều nước.

– Tránh ăn những đồ cay hay nóng.

– Tránh việc hắng giọng vì khiến rung chuyển dây thanh âm và làm cho tình trạng sưng nặng hơn.

– Tránh việc để đường hô hấp trên bị nhiễm trùng, cần rửa tay thường xuyên và tránh việc tiếp xúc với người bị cảm lạnh, cảm cúm.

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về điều trị viêm thanh quản. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến bệnh lý này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn nhé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top