✴️ Tai mũi họng liên quan nhau như thế nào?

1. Cụ thể tai mũi họng liên quan nhau như thế nào rất ít người hiểu rõ

Ba hệ cơ quan tai - mũi - họng thông với nhau trực tiếp như mũi họng thông với tai, xoang thông với mũi, xương chũm thông với vòi nhĩ. Trong các hệ cơ quan này, hệ thống mạch máu và thần kinh vô cùng phong phú, nằm dưới lớp niêm mạc mỏng và khá nhạy cảm. Vì thế, bệnh lý tai - mũi - họng chủ yếu liên quan đến tổn thương niêm mạc do yếu tố kích thích hoặc tác nhân gây bệnh.

Tai mũi họng liên quan nhau như thế nào cha mẹ có biết không

Niêm mạc tai - mũi - họng càng nhạy cảm thì nguy cơ mắc bệnh tại một cơ quan rồi lan ra toàn hệ cơ quan cao hơn nên thường gặp ở trẻ em và người có cơ địa nhạy cảm. 

Vị trí hệ cơ quan tai - mũi - họng lại nằm gần các cơ quan quan trọng nên cần điều trị sớm, tích cực tránh biến chứng lên: não, màng não, các dây thần kinh, mạch máu lớn, mê đạo,…

2. Đặc điểm bệnh lý của các bệnh về tai mũi họng phổ biến nhất

Do đặc điểm cấu tạo tai - mũi - họng là các hốc thông liên với nhau và thông ra bên ngoài nên các bệnh lý xảy ra ở một trong hệ cơ quan dễ lây cho các cơ quan còn lại, khiến bệnh lý khó điều trị hơn. Ví dụ, viêm họng nếu không điều trị tốt dễ dẫn tới viêm thanh quản, viêm mũi do họng - mũi - thanh quản thông với nhau. Hay viêm họng, viêm mũi dễ dẫn đến viêm xoang.

Bệnh lý tại một cơ quan dễ lây cho các cơ quan còn lại trong hệ tai mũi họng

Bệnh lý tại một cơ quan dễ lây cho các cơ quan còn lại trong hệ tai mũi họng

Đặc điểm thứ hai của các bệnh lý tai - mũi - họng là chủ yếu liên quan đến môi trường, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn và dị ứng. Dị ứng là kết hợp của hai yếu tố cơ địa nhạy cảm và yếu tố môi trường như nhiệt độ, thời tiết, tác nhân kích thích. Nhiễm khuẩn xảy ra do vi khuẩn hoặc virus từ môi trường xâm nhập, tấn công vào một trong các cơ quan thông trực tiếp với bên ngoài, sau đó lây nhiễm cho các cơ quan bên cạnh.

Trong điều trị bệnh tai - mũi - họng, ngoài điều trị triệu chứng và tổn thương tại chỗ còn cần dùng thuốc tác động đến nhiều cơ quan hoặc toàn thân để ngừa bệnh tiến triển. 

Các bệnh lý tai - mũi - họng thường gặp gồm:

Viêm mũi họng cấp

Bệnh xảy ra khi toàn bộ niêm mạc mũi họng bị tấn công và tổn thương do vi khuẩn hoặc virus, phổ biến hơn vẫn là virus. Ban đầu, người bệnh có dấu hiệu khô họng, đau rát họng, sau đó sẽ dẫn đến ho, có thể là ho có đờm hoặc ho khan. Viêm mũi họng cấp thường gây sốt từ 38 - 40 độ C, cơ thể thiếu nước, đau nhức người. 

Đồng thời người bệnh có dịch mũi tiết nhiều trước hoặc cùng lúc với triệu chứng viêm mũi họng khác, nếu dịch xanh thì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, còn dịch trong là do virus. Dịch mũi sẽ gây tắc ngạt một hoặc hai bên mũi, khiến người bệnh khó thở, nhất là trẻ em.

Điều trị bệnh tai mũi họng còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh

Điều trị bệnh tai mũi họng còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh

Điều trị viêm mũi họng cấp còn dựa vào tác nhân là vi khuẩn hay virus, kết hợp với điều trị giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng.

Viêm Amidan

Amidan là tuyến hạch bạch huyết nhỏ, dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn đường miệng hoặc hô hấp. Tác nhân gây bệnh cũng có thể là virus hoặc vi khuẩn, gây từng đợt viêm cấp kéo dài khoảng 7 - 10 ngày. 

Do Amidan bị sưng viêm, phù nề nên gây ra triệu chứng đau họng, cảm giác nuốt vướng, đau rát dễ ho. Amidan càng sưng to thì cảm giác đau càng nghiêm trọng, nhất là khi cố gắng nuốt. Cơn đau có thể nhói lên tai hoặc đầu kèm theo thay đổi giọng nói và suy giảm sức khỏe.

Điều trị viêm Amidan cũng dựa theo tác nhân gây bệnh, kết hợp với nâng cao thể trạng và giảm triệu chứng.

Viêm tai giữa

Đây là tình trạng thứ phát thường xảy ra sau một đợt viêm mũi họng hoặc viêm VA cấp không điều trị tốt, thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh theo từng giai đoạn sẽ nặng dần bao gồm: đau tai, sốt, ù tai, nghe kém,… 

Bệnh sẽ tiến triển từ giai đoạn xung huyết, ứ mủ đến chảy mủ, nghĩa là khi mủ chảy ra ngoài cửa tai bệnh mới khỏi hoàn toàn.

Viêm mũi dị ứng thường gặp khi giao mùa

Viêm mũi dị ứng thường gặp khi giao mùa

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có chu kỳ là phổ biến nhất, thường xảy ra ở thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi kết hợp với tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi. Triệu chứng bệnh khá đa dạng như: chảy nước mắt và đỏ mắt, hắt hơi liên tục và ngứa mũi, cảm giác bỏng rát vùng họng,…

Triệu chứng có thể tái phát nhiều lần ở bệnh nhân cơ địa niêm mạc mũi nhạy cảm, dễ bị kích ứng. 

Viêm mũi xoang

Đây cũng là bệnh tai - mũi - họng thường gặp, nguyên nhân có thể là vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng. Số ít trường hợp viêm do chấn thương hoặc bệnh lý liên quan. Viêm xoang là tình trạng niêm mạc lòng các xoang bị viêm và ứ dịch, thường kết hợp với viêm mũi, gọi chung là viêm mũi xoang.

Ở thể bệnh cấp tính, triệu chứng điển hình là: sốt, cảm giác khô môi, ngạt tắc mũi, đau nhức vùng sọ mặt tương ứng với vùng xoang bị viêm, chảy nước mũi,…

Viêm mũi xoang mạn tính sẽ xảy ra khi viêm cấp tính tái phát nhiều lần, gây tổn thương nặng và khó phục hồi hơn. Phải loại bỏ dịch tắc bằng dẫn lưu và thông khí mới có thể điều trị viêm mũi xoang hiệu quả.

3. Bệnh lý ở các cơ quan liên quan đến tai mũi họng

Tai - mũi - họng là ba cơ quan quan trọng lại có liên hệ mật thiết, nằm ở vị trí vùng đầu nên bệnh lý các cơ quan này dễ dẫn tới các bệnh lý và thương tổn khác. 

Bệnh lý tai mũi họng không điều trị tốt dễ gây biến chứng

Bệnh lý tai mũi họng không điều trị tốt dễ gây biến chứng

Tai là cửa ngõ của hệ thống nghe và thăng bằng, thương tổn tại tai có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Mũi là lối ra của đường hô hấp, thương tổn ở mũi sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Họng là cửa ngõ của đường thở, đường ăn nên tổn thương ở họng vừa ảnh hưởng đến hô hấp vừa tác động xấu tới tiêu hóa.

Ngược lại, các bệnh lý của hệ cơ quan liên quan cũng có thể gây ra bệnh tai - mũi - họng. Vì thế, khi phát hiện bệnh cần điều trị tích cực, tránh tiến triển xa và biến chứng nặng cho sức khỏe.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top