Hiểu như thế nào về viêm VA?
VA có từ lúc trẻ mới sinh ra, bản chất là tổ chức lympho giống như amidan. Bình thường VA chỉ dày chừng khoảng 2 – 3 mm không gây cản trở hô hấp. Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là viêm VA (viêm sùi vòm, viêm họng mũi…) có thể che lấp mũi sau.
VA bị viêm
Viêm VA được chia thành hai thể là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.
Nguyên nhân gây viêm VA là gì?
Cũng tương tự như viêm amidan, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm VA, phổ biến là:
Viêm nhiễm: do bị lạnh, các vi khuẩn và vi rút có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh. Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu; sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà
Tạng bạch huyết phát triển mạnh: có một số trẻ có tạng bạch huyết phát triển mạnh, nhiều hạch ở họng, ở cổ quá phát rất dễ bị viêm nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho viêm VA.
Cấu trúc và vị trí VA: bản chất cấu trúc VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Không những vậy chúng còn nằm ở cửa ngõ đường thở nên rất dễ bị viêm
Tìm hiểu về viêm VA qua biểu hiện bệnh
Tìm hiểu về bệnh viêm VA cấp tính:
Toàn thân: trẻ nhỏ sơ sinh thường bắt đầu với các biểu hiện đột ngột, điển hình là sốt cao, có thể lên tới 40 – 41 độ C, thường kèm theo những phản ứng dữ dội như co thắt thanh môn, co giật. Với những trẻ lớn hơn có thể bắt đầu bằng chứng đột ngột sốt cao, đau tai…
Viêm amidan có thể gây ra sự khó chịu ở vùng mũi trẻ
Cơ năng: trẻ ngạt mũi một hay cả hai bên thở nhanh, phải thở bằng miệng, thở nhanh, chán ăn
Qua thăm khám bác sĩ thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, rất khó để khám vòm họng qua mũi trước; niêm mạc họng đỏ, thấy một lớp nhầy trắng phủ trên niêm mạc thành sau họng, có thể sờ thấy hạch góc hàm..
Viêm VA mạn tính:
Toàn thân: trẻ thường hay sốt vặt, chậm phát triển hơn so với những trẻ cùng độ tuổi, ăn uống kém, người gầy, da xanh…
Ngạt tắc mũi tăng dần, mũi thường bị viêm tiết nhầy, ho khan, ngủ không yên giấc, dễ bị viêm tai…
Kiểm tra thấy hốc mũi có rất nhiều mủ nhầy, cuốn mũi dưới phù nề…
Viêm VA có nguy hiểm không?
Bản chất viêm VA vốn “hiền lành” nhưng nếu không được xem xét điều trị đúng thì bệnh cũng có thể gây những biến chứng khó lường, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Biến chứng viêm tai do viêm VA khá phổ biến
Trước tiên, VA tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, ăn uống kém. Tình trạng này lặp lại nhiều lần (chuyển thành mạn tính) ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Việc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng:
Biến chứng gần: viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm hạch cổ, áp xe sau thành họng…
Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp, viêm tim
VA quá lớn gây ảnh hưởng rất nhiều đến đường thở, phát âm của người bệnh
Điều trị viêm VA như thế nào?
Khi tìm hiểu về bệnh viêm VA ở con trẻ, chắc chắn nhiều cha mẹ sẽ băn khoăn không biết điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thực tế, điều trị viêm VA như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Có những trường hợp trẻ chỉ cần nghỉ ngơi, kết hợp dinh dưỡng tốt mà không cần dùng kháng sinh trong khi đó có những trường hợp kháng sinh như một chỉ định bắt buộc hay có những trường hợp phải xem xét đến phẫu thuật nạo VA.
Bị viêm VA nên đi khám ở đâu?
Hiện nay, có nhiều bệnh viện thực hiện khám và điều trị viêm VA. Trong đó, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện là địa chỉ khám bệnh nhận được sự tin tưởng của đông đảo người bệnh bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, chế độ chăm sóc tốt, chi phí hợp lý.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh