Tại nước ta, viêm xoang mạn tính là một trong các bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất hiện nay và đang có xu hướng gia tăng. Vậy để điều trị viêm xoang mạn tính cũng như phòng ngừa bệnh lý này, chúng ta cần làm gì?
Khi các mô xoang bị sưng viêm kéo dài hơn 12 tuần, tình trạng viêm xoang cấp sẽ biến chứng thành viêm xoang mạn tính. Dựa vào vị trí viêm nhiễm có thể phân chia thành các dạng viêm xoang như:
– Viêm xoang hàm: viêm ở khu vực xoang hàm – vị trí nằm giữa hai bên má và cánh mũi, gây nên tình trạng đau dữ dội vùng hai bên má sát mũi.
– Viêm xoang sàng: Viêm tại vị trí xoang sàng – nằm ở khu vực giữa hai mát và ngay dưới trán, trên hốc mũi, gây nên tình trạng viêm và nhức chủ yếu vùng gốc mũi.
– Viêm xoang trán: Viêm tại vị trí xoang trán – hốc xoang nằm ngay dưới ổ mắt và được ngăn cách với vùng não chỉ bằng một vách xương và thông trực tiếp với trán, mũi. Tình trạng viêm xoang trán rất phổ biến, gây ra tình trạng nghẹt mũi, chảy nghèn mắt, nhức mắt, đau đầu.
– Viêm xoang bướm: Viêm tại vị trí xoang bướm – hốc xoang gắn liền với tuyến yên, liền kề vùng ổ mắt, có nhiều dây tĩnh mạch hang và các dây thần kinh thị giác, gây ra các triệu chứng điển hình mờ mắt, giảm thị lực.
– Viêm đa xoang: là tình trạng viêm ở hai hay nhiều các vùng xoang nêu trên.
Viêm xoang mạn tính có thể xảy ra ở một trong các vị trí hốc xoang hoặc từ hai hay tất cả các hốc xoang. Về cơ bản, mặc dù gây ra những tổn thương đặc trưng riêng tại các vị trí khác nhau nhưng những triệu chứng điển hình chung thường thấy là:
-Tình trạng nghẹt mũi, bít tắc mũi thường xuyên xảy ra.
– Người mắc viêm xoang mạn tính luôn có xu hướng khịt mũi, xì mũi liên tục do bít tắc mũi.
– Trong hốc mũi có nhiều dịch mủ đặc màu vàng sữa đến xanh sữa chảy ra ngoài, thi thoảng có nước trong.
– Vùng mặt đau nhức tại một số vị trí như: hai bên má, chân mũi, trên trán, dưới hốc mắt hoặc toàn bộ các vị trí trên.
– Các triệu chứng có thể gặp: nhức đầu, ho, luôn cảm thấy mệt mỏi và cảm nhận rõ rệt mùi hôi của hơi thở.
Khi thăm khám, cụ thể là thực hiện nội soi mũi xoang, hình ảnh thu được cho thấy:
– Có dịch mủ nhầy hoặc dạng mủ đặc ở khe mũi.
– Phù nề niêm mạc hốc mũi.
– Có thể xuất hiện các polyp mũi tại vị trí xoang hàm, xoang sàng hay xoang bướm,…
– Cấu trúc giải phẫu của mũi bất thường: có hiện tượng vẹo vách ngăn mũi, cuốn mũi giữa bị phì đại,…
Hình ảnh cho thấy thông qua phim chụp Scan CT:
– Các xoang bị mờ, không đều
– Niêm mạc các xoang dày, cho thấy mức dịch tổn đọng tại các xoang và tình trạng polyp mũi.
– Vùng phức hợp lỗ ngách có thể bị các bệnh tích bịt kín.
– Các cấu trúc giải phẫu mũi bất thường, củng cố chẩn đoán như khi nội soi.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có cản quang hay không cản quang có thể cho thấy những xâm lấn vùng ổ mắt, hộp sọ và hệ thần kinh nếu có.
Phác đồ điều trị viêm xoang mạn tính tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị, song hiện chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào dành cho viêm xoang. Mục đích điều trị viêm xoang mạn tính chính là làm giảm các triệu chứng của bệnh giúp người bệnh phục hồi từ từ.
Phương pháp điều trị này được áp dụng khi tình trạng viêm xoang mạn ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Trong điều trị nội khoa, người bệnh cần chú ý:
– Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng khí dung đường mũi nhằm rửa trôi bụi bặm và các chất dễ gây kích ứng cho mũi.
– Sử dụng thuốc kháng viêm dạng xịt hoặc dạng uống theo đơn kê của bác sĩ. Đối với viêm xoang mạn tính, tuyệt đối không nên tự dùng các thuốc kháng sinh điều trị vì rất dễ gây nên tình trạng kháng thuốc.
– Trong trường hợp các đợt xoang mạn tính tái phát, cần thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Lý do bởi tác nhân gây kích ứng dẫn đến tái phát viêm xoang mỗi lần có thể khác nhau: vi khuẩn, nấm, bụi bẩn,….
– Loại bỏ các polyp mũi.
– Loại bỏ các bệnh tích vôi hóa trong mũi.
– Làm thông thoáng xoang để lưu thông đường thở, mở rộng các xoang bị hẹp.
Quá trình phẫu thuật cần phải thực hiện tại phòng chuyên phẫu thuật, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và vô khuẩn; bác sĩ cần có chuyên môn cao để thực hiện một cách chính xác, xử lý kịp thời tình trạng chảy máu cũng như các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Sau điều trị viêm xoang mạn bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần lưu viện để theo dõi và đánh giá tình hình trước khi được xuất viện trở về nhà.
Song song với quá trình can thiệp điều trị thì một yếu tố vô cùng quan trọng giúp quá trình phục hồi, điều trị được nhanh chóng hơn cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả hơn chính là môi trường sống xung quanh. Việc duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí… giúp ngăn ngừa những tác nhân có thể gây viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn như bụi bẩn, sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh,…
Viêm xoang mạn tính không phải bệnh lý khó điều trị và không thể điều trị. Chữa trị viêm xoang mạn tính cần thời gian dài, và cần duy trì trạng thái tốt nhất để ngăn ngừa viêm xoang tái phát. Chính vì thế hãy chủ động chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường sống để ngăn ngừa tái phát sau điều trị nhé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh