✴️ Viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào?

Nội dung

Viêm amidan được chia thành 2 thể: viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính (quá phát). Viêm amidan cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh chóng lên viêm amidan mạn tính.

Do cấu trúc đặc biệt gồm nhiều hốc và múi nên một khi đã bị vi khuẩn xâm nhập thì chúng rất dễ khu trú trong đó, dễ dàng gây viêm.

Do cấu trúc đặc biệt gồm nhiều hốc và múi nên một khi đã bị vi khuẩn xâm nhập thì chúng rất dễ khu trú trong đó, dễ dàng gây viêm.

 

Viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào?

Để biết viêm amidan hốc mủ điều trị như thế nào, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường, yếu tố thuận lợi của môi trường như: thời tiết chuyển lạnh đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp thời, môi trường ô nhiễm trầm trọng, khói bụi, khói thuốc lá và các chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp.
Vệ sinh răng miệng kém, có các ổ viêm nhiễm: viêm lợi, sâu răng,…vi khuẩn có điều kiện xâm nhập khiến bạn mắc viêm amidan hốc mủ.
Bên cạnh đó, sức đề kháng yếu cũng là điều kiện để virus dễ dàng tấn công đồng thời vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.

Viêm amidan hốc mủ thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt amidan

Viêm amidan hốc mủ thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt amidan

Hiện nay, bệnh viêm amidan hốc mủ thường được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, việc này cũng phải tuân theo những điều kiện khắt khe tùy vào thể trạng cũng như số lần tái phát của bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt amidan hốc mủ cần được thực hiện tại các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh.
Bệnh viêm amidan hốc mủ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm thận, viêm khớp, viêm tai giữa. Đối với trẻ nhỏ có thể gây ra ngừng thở nếu như amidan quá lớn và không có sự theo dõi gắt gao của người lớn…
Chính vì vậy, người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời viêm amidan hốc mủ. Đồng thời áp dụng tốt cách dự phòng bệnh để tránh tái phát.

  • Giữ ấm cho cơ thể vào những ngày lạnh, nhất là cho trẻ nhỏ vào ban đêm.

viem-amidan-hoc-mu-chua-the-nao2

Sau khi cắt amidan cần giữ vệ sinh họng sạch sẽ bằng việc súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý

  • Có chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt hạn chế nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá,…
  • Không nên ăn uống các loại thức ăn uống quá lạnh, hạn chế tối đa thói quen uống nước đá thường xuyên.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm theo dõi tiến triển lành bệnh và xử lý kịp thời biến chứng xảy ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top