Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần khiến amidan trở nên to hơn cấu trúc bình thường. Lúc này việc điều trị bệnh chủ yếu là ngoại khoa phẫu thuật.
Amidan là hai tuyến hạnh nhân nằm ở hai bên hốc cạnh lưỡi nơi tiếp giáp giữa hầu và họng, có vai trò trong hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập từ các vi khuẩn bên ngoài vào cơ thể. Khi bị viêm amidan quá phát, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng:
Amidan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, bệnh thường gặp ở trẻ em
Amidan quá to cũng làm trẻ khó ăn, ăn chậm, cơ thể mệt mỏi.
Hơi thở của trẻ có mùi hôi, ho khan kéo dài và hay ho về đêm.
Họng có cảm giác đau rát khó chịu, như có vật ở bên trong.
Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
Bệnh viêm amidan quá phát nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế việc điều trị viêm amidan quá phát là rất cần thiết, đúng phương pháp mới mang lại hiệu quả cao.
Amidan là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trong các bệnh về tai mũi họng, vì thế khi phát hiện thấy những dấu hiệu viêm amidan cần đến bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời.
Amidan to quá phát đến mức có triệu chứng ngưng thở lúc ngủ là một chỉ định để phẫu thuật cắt amidan sớm, bất kể lứa tuổi nào. Phẫu thuật amidan hiện nay là rất phổ biến. Tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa cũng như được quá trình phẫu thuật cần được tiến hành tại các bệnh viện uy tín. Có như vậy mới mang lại sự an toàn cho người bệnh và hiệu quả của quá trình điều trị.
Sau khi cắt amidan quá phát, người bệnh cần kiêng khem, thực hiện đúng theo phác đồ chữa trị của bác sĩ, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng, chữa viêm họng kịp thời và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp, cần tránh những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn và súc miệng bằng nước muối sinh lý…để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Để phòng bệnh viêm amidan quá phát, người bệnh cần điều trị ngay ở giai đoạn đầu khi mới phát hiện bệnh. Điều trị khi bệnh mới ở giai đoạn cấp tính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi chữa trị ở giai đoạn muộn.
Ngoài ra, để phòng bệnh viêm amidan nói chung, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết như:
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đeo khẩu trang và choàng khăn ấm khi ra đường để tránh bị lạnh, viêm họng, hít phải bụi bẩn.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, trong đó có viêm amidan.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh