✴️ Các xét nghiệm đông máu: Những kháng thể kháng phospholipid (APLs) (P2)

PHẦN 3. KAOLIN CLOTTING TIME [KCT]

Thuật ngữ “KCT” đôi khi được dùng để viết tắt cho Kaolin Cephalin Time – một tên gọi khác của APTT. Điều này có thể dẫn đến nhẫm lẫn vì Kaolin Clotting Time là một test khác, không cho PL (Cephalin) vào và được dùng để sàng lọc LA.

GIỚI THIỆU

KCT được xem như test nhạy nhất trong việc xác định chống đông lưu hành. KCT xác định tất cả các loại chất ức chế, bao gồm cả những chất ức chế chống trực tiếp FVIII, nhưng nó cũng nhạy với sự có mặt của UFH.

NGUYÊN LÝ

KCT được thiết kế như APTT nhưng không cho thêm bất kỳ PL nào. Test dựa vào những mảnh màng tế bào và lipid huyết tương để cung cấp bề mặt PL cho phản ứng đông máu.

PHƯƠNG PHÁP

Pha loãng huyết tương bệnh nhân: huyết tương bình thường theo tỷ lệ như trong bảng. Kaolin và sau đó calcium được thêm vào. Thời gian KCT được đo lại. Kaolin làm vẩn đục dung dịch nên khó xác định điểm cuối nếu đo bằng quang học, thường đòi hoi phải làm tay. Tuy nhiên, gần đây người ta đã tạo ra các kaolin ít gây đục, có thể đo tự động được.

Normal Plasma

Patient Plasma

100%

0%

90%

10%

80%

20%

50%

50%

20%

80%

10%

90%

Không có bước cho PL vào để làm test khẳng định đối với KCT. Thay vào đó, để loại trừ suy giảm yếu tố gây kéo dài KCT, một lượng lớn huyết tương bình thường được cho vào, nếu rút ngắn thì sẽ là thiếu hụt, nếu không sẽ chứng tỏ sự hiện diện kháng đông.

Test tại độ pha loãng 80:20 được dùng như một test sàng lọc. Tỷ số >=1.2 được xem như dương tính với LA mặc dù khoảng tham chiếu nên được xây dựng theo mỗi LABO.

Chỉ số Rosner: giá trị bình thường là <0.15

Phần trăm của Chang:

  • Ban đầu Chang và cs cũng sử dụng mix 50:50, kết quả dương tính khi >70%, giá trị biên là 58-70%
  • Sau đó Chang và cs thấy mix 4:1 cho kết quả nhạy hơn; dương tính khi >50%.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

KCT sử dụng một lượng nhỏ phospholipid trong huyết tương bệnh nhân và vì vậy rất nhạy với sự nhiễu của tiểu cầu trong mẫu (điều này làm giảm đáng kể độ nhạy của test, đặc biệt sau khi đông và rã đông sẽ làm vỡ màng tiểu cầu và phóng thích ra một lượng lớn bề mặt cho đông máu). Một KCT <60 giây cho phép xác định sự nhiễu của tiểu cầu từ huyết tương chứng, kết quả không chính xác.

KCT của test được so với chứng. Nếu tỷ số test/chứng >= 1.2 hướng đến một chất ức chế (1.1-1.2 được xem là ranh giới). Suy giảm yếu tố phân biệt với APL bằng cách cho lượng lớn huyết tương bình thường vào sẽ hiệu chỉnh được KCT. Nếu CT ở những độ pha loãng khác nhau được biểu diễn trên giấy Log-Lin, hàng loạt đường cong được tạo ra như hình dưới

Tóm tắc các đường cong KCT

Đường cong

Diễn giải

Type 1

Hiện diện LA.

KCT tại độ pha loãng 0% nên >60 giây, nếu không thì huyết tương bình thường chứa nồng độ PL quá cao làm mất độ nhạy. Nhớ rằng KCT chỉ sử dụng nguồn PL trong huyết tương test.

Type 2

LA + Suy giảm yếu tố

Type 3

LA hiện diện nhưng không có β2-GPI

Type 4

Không có LA hiện diện

ĐỀ NGHỊ XÉT NGHIỆM NÀO TIẾP?

Khi một người với LA dương tính, test nên được lặp lại lúc 12 tuần. Nhớ rằng không có test nào có thể phát hiện tất cả LA, vì vậy nếu vẫn nghi ngờ một bệnh nhân có LA thì một test khác nên được thực hiện như SCT. Cuối cùng, nguyên nhân của LA nên được sàng lọc như ANA, thuốc, virus…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Exner T, Rickard KA, Kronenberg H. A sensitive test demonstrating lupus anticoagulant and its behavioural patterns. Br J Haematol. 1978 Sep;40(1):143-51.

Exner T. Comparison of two simple tests for the lupus anticoagulant. Am J Clin Pathol. 1985 Feb;83(2):215-8.

Exner T, Triplett DA, Taberner DA, Howard MA, Harris EN. Comparison of test methods for the lupus anticoagulant: international survey on lupus anticoagulants-I (ISLA1). Thromb Haemost. 1990 Nov 30;64(3):478-84.

Exner T. Some recent developments with lupus anticoagulants. Blood Coagul Fibrinolysis. 1994 Apr;5(2):281-9.

Exner T, Hohnen-Behrens C, Newman P, Dargan W. Effect of instruments on lupus anticoagulant testing. Thromb Haemost. 2000 Feb;83(2):345-8.

Chang, S.H., Tillema, V. & Scherr, D. (2002) A "percent correction" formula for evaluation of mixing studies. Am J Clin Pathol, 117, 62-73.

 

PHẦN 4. SILICA CLOTING TIME [SCT]

GIỚI THIỆU

SCT chính là APTT nhưng slica được dùng thay cho kaolin.

NGUYÊN LÝ

Silica dạng keo trộn với PPP, calcium để khởi động đông máu. SCT chứa một lượng ít PL, nên nó rất nhạy với sàng lọc LA. Test khẳng định được thực hiện tương tự bằng cách cho lượng dư PL vào.

Heparin sẽ tương tác với test nhưng một số kit thương mại có chứa sẵn chất trung hòa heparin như polybrene

Thuốc thử

Giải thích

PPP

Một nguồn của các yếu tố đông máu, đặc biệt là thrombin và fibrinogen.

Silica dạng keo

Chất hoạt hóa đường nội sinh

PL

Cung cấp bề mặt cho sự tạo thành thrombin. Liều thấp được dùng để sàng lọc, liều cao để khẳng định.

Calcium

Khởi động đông máu

 

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Tính phần trăm hiệu chỉnh

Phần trăm hiệu chỉnh được tính theo cách nguyên thủy

Hiện nay, cách tính có thay đổi

  • Tỷ số SCT cho test sàng lọc:Patient Screen SCT [s]/Mean of SCT Screen Reference Range [s]
  • Tỷ số SCT cho test khẳng định: Patient Confirm SCT [s]/Mean of SCT Confirm Reference Range [s]
  • Chỉ số bình thường hóa được tính: Tỷ số test sàng lọc/Tỷ số test khẳng định

Tỷ số này >1.16 (1.24 ở một số máy) hướng đến hiện diện LA; ngược lại, hướng đến suy giảm yếu tố.

Xem ví dụ sau

Mẫu

CT của DRVVT (giây)

Tỷ số

Huyết tương bệnh nhân

210.3

3.22

NPP

65.2

Huyết tương bệnh nhân + PL

62.2

1.04

NPP + PL

32.5

Từ dữ liệu trên:  [3.22 - 1.04/3.22] x 100 = 67.7% hiệu chỉnh. Như vậy bệnh nhân này kết luận có LA.

Test này kém nhạy với heparin do có polybrene, nó cũng kém nhạy với kháng đông đường uống và cho ra một kết quả bình thường ở người bệnh gan có rối loạn đông máu. Test này không hiệu quả trong việc phân biệt LA và kháng thể kháng FVIII.

ĐỀ NGHỊ XÉT NGHIỆM NÀO TIẾP?

Khi một người với LA dương tính, test nên được lặp lại lúc 12 tuần. Nhớ rằng không có test nào có thể phát hiện tất cả LA, vì vậy nếu vẫn nghi ngờ một bệnh nhân có LA thì một test khác nên được thực hiện như SCT. Cuối cùng, nguyên nhân của LA nên được sàng lọc như ANA, thuốc, virus…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luddington, R., et al. (1999) Lupus anticoagulant testing with optical end point automation. Thromb Res, 96, 197-203.

Chantarangkul, V., et al. (1992) Silica clotting time (SCT) as a screening and confirmatory test for detection of the lupus anticoagulants. Thromb Res, 67, 355-365

 

PHẦN 5. TỶ SỐ YẾU TỐ V  (FACTOR V RATIO)

Tỷ số FV PT:FV APTT ở người có LA, tương quan tốt với DRVVT.

Độ mạnh của test nằm ở chỗ khả năng của sàng lọc LA ở bệnh nhân dùng warfarin.

GIỚI THIỆU

LA có liên quan đến APCr thông qua ảnh hưởng hoạt động FV.

NGUYÊN LÝ

Tỷ số FV dựa vào một phát hiện là PT thường bình thường hoặc chỉ kéo dài nhẹ ở những người có LA trong khi APTT kéo dài hơn. Test này suy ra một tỷ số hoạt tính FV sử dụng xét nghiệm dựa vào PT với dựa vào APTT.

PHƯƠNG PHÁP

Hoạt tính FV được đo bằng phương pháp PT một giai đoạn và APTT một giai đoạn, từ đó tỷ số được suy ra.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Tỷ số này rất chặt ở người bình thường với giá trị trung bình 1.09±0.1. Tỷ số này cao hơn đáng kể ở người có LA 4.82±3.34. Một người có LA và dùng warfarin có tỷ số tương tự 4.82±3.34.

ĐỀ NGHỊ XÉT NGHIỆM NÀO TIẾP?

Khi một người với LA dương tính, test nên được lặp lại lúc 12 tuần. Nhớ rằng không có test nào có thể phát hiện tất cả LA, vì vậy nếu vẫn nghi ngờ một bệnh nhân có LA thì một test khác nên được thực hiện như SCT. Cuối cùng, nguyên nhân của LA nên được sàng lọc như ANA, thuốc, virus…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amagai, H., Kanda, T., Shizuka, R., Fukumura, Y. & Kobayashi, I. (1999) Ratio of factor V activities in PT and APTT assays as a new diagnostic marker of lupus anticoagulant. Clin Lab Haematol, 21, 45-49

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top