✴️ Viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Viêm tai ngoài là vấn đề thường gặp hơn viêm tai giữa. Hiện tượng tai ngoài bị viêm gây nên khó chịu cho người bệnh vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ ở tai. Chính vì thế có không ít người băn khoăn “mắc viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Và cách điều trị như nào để hiệu quả?”. Xem ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng viêm tai ngoài và mức độ nguy hiểm của nó có hay không nhé!

 

1. Những điều cần biết về viêm tai ngoài

1.1. Triệu chứng

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai ngoài. Nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập rồi gây nên. Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh thường có triệu chứng:

– Ngứa trong tai. Khi kéo hay ấn vào tai thì có cảm giác đau nhói.

– Thấy trong tai có dịch mủ chảy ra.

– Mọc u hoặc mụn nhọt nhỏ trong khoang tai. Nếu chúng vỡ ra thì có thể có máu/mủ chảy ra.

– Có thể sốt nhẹ.

– Tạm thời mất thính lực.

viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi

Cảm thấy đau khi ấn vào tai là một trong những triệu chứng của viêm tai ngoài

 

1.2. Nguyên nhân

Viêm tai ngoài xảy ra sau khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có thể là bơi lội hoặc tắm ở ao hồ. Nếu nguồn nước không đảm bảo sẻ là nơi tập trung phần lớn vi khuẩn. Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể do nấm gây nên.

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác khiến tai ngoài bị nhiễm trùng đó là:

– Gãi tai hoặc bên trong tai quá mạnh.

– Có vật lạ bên trong tai.

– Thói quen làm sạch tai quá mức bằng bông tăm hoặc các vật nhỏ dễ gây tổn thương.

– Thường xuyên đeo tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ.

– Dị ứng với dị vật trong tai.

– Mắc các bệnh về da mãn tính như vẩy nến, bệnh chàm.

mức độ nguy huieemr của viêm tai ngoài

Dùng bông ngoáy tai với lực mạnh có thể gây nên viêm tai ngoài

 

2. Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

Vậy viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Tuy viêm tai ngoài thường gặp nhưng được đánh giá là ít trầm trọng hơn so với viêm tai giữa. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu do đau, ngứa ở khoang tai ngoài. Nếu không điều trị dứt điểm, kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và kéo theo nhiều biến chứng. Điển hình là:

– Giảm thính lực: vi khuẩn lưu trú bên trong tai tác động trực tiếp làm tổn thương, sinh mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ cản trở tiếp nhận âm thanh.

– Viêm tai giữa: bởi đây là hai khu vực lân cận, một phần mủ ở tai ngoài chảy ra ngoài, một phần sẽ chảy ngược vào trong gây viêm nhiễm sâu bên trong.

– Suy nhược cơ thể: khi các cơ hàm hoạt động khi ăn sẽ kéo theo sự đau nhức ở loa tai. Điều này khiến người bệnh có tâm lý hạn chế ăn, bỏ bữa dẫn tới mất chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Liệt mặt: tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ lan tới các dây thần kinh sọ, đặc biệt là dây thần kinh số 7.

 

3. Điều trị viêm tai ngoài như nào hiệu quả?

Khi nhận thấy có các dấu hiệu trên, người bệnh nên tới khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng. Qua kiểm tra bằng cách soi tai, lấy mẫu thử của mủ trong tai để xét nghiệm tìm loại vi khuẩn/nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc nhỏ kháng sinh khoảng 2 tuần để giảm triệu chứng, cải thiện viêm nhiễm tai ngoài.

 

4. Phòng ngừa viêm tai ngoài

Ngoài ra, để ngăn cho viêm tai ngoài tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh nên:

– Không bơi tại khu vực nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Khi bơi, nên mang theo nút bảo hộ tai hoặc dùng mũ bơi – điều này sẽ ngăn cho nước tràn vào tai. Sau khi bơi, nên nghiêng đầu sang một bên để nước chảy ra khỏi ta rồi mới lấy khăn khô lau sạch khoang tai ngoài.

– Không đưa các vật sắc nhọn vào trong tai như: bút, kẹp tăm, ngón tay,…. Bởi không chỉ làm xước vùng da mỏng ở tai mà còn có thể mắc kẹt bên trong gây nhiễm trùng.

– Không cố gắng lấy ráy tai ra ngoài bởi nó có nhiệm vụ bảo vệ đôi tai. Trong quá trình lấy có thể bạn sẽ vô tình khiến ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong

– Đảm bảo các loại tai nghe bạn sử dụng luôn sạch sẽ, không bị bám bụi.

– Trước khi sử dụng các loại thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm hay các sản phẩm làm đẹp cho da/tóc, bạn nên sử dụng bông gòn hoặc vải để che tai. Hóa chất trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da, dẫn tới viêm tai ngoài.

viêm tai ngoài nên làm gì để cải thiện bệnh

Luôn vệ sinh tai nghe để ngăn cho vi khuẩn xâm nhập vào tai

 

Có thể thấy viêm tai ngoài là một bệnh lý không quá nghiêm trọng. Nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể điều trị dứt điểm. Điều quan trọng là bạn cần phải lưu tâm tới những triệu chứng nhỏ nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường cần tới ngay cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Hy vọng với thông tin bổ ích trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh viêm tai ngoài và biết được “viêm tai ngoài có nguy hiểm không” rồi nhé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top