Viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót xoang do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng, thường xảy ra sau một đợt cảm lạnh hoặc viêm mũi cấp. Ở người lớn, viêm xoang cấp thường gặp nhất ở nhóm xoang trước (xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước).
Viêm xoang cấp ở người lớn sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mũi thường xuyên, nghẹt mũi, mủ mũi có mùi hôi
Đau vùng mặt: Đau khu trú quanh hốc mắt, góc trong hốc mắt, vùng trán, cảm giác nặng mặt, đặc biệt khi cúi đầu.
Chảy mũi: Thường chảy mũi một bên, chất nhầy vàng – xanh, đặc, có mùi hôi, điển hình trong nhiễm trùng do vi khuẩn yếm khí.
Nghẹt mũi, mất ngửi: Cảm giác không phân biệt được mùi.
Hơi thở có mùi hôi.
Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, giảm ăn, ngủ kém, tiểu ít.
Cơn đau dịu bớt sau khi chảy mũi, nhưng hắt hơi hoặc xì mũi lại làm đau tăng lên.
Quan sát thấy mủ chảy hoặc đọng ở khe mũi giữa.
Hình ảnh phù nề, xung huyết, tắc nghẽn lỗ thông xoang.
Mủ chảy theo khe mũi trên xuống họng.
Mục tiêu điều trị là giảm viêm, cải thiện dẫn lưu xoang, loại bỏ tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Kháng sinh đường toàn thân: Lựa chọn theo phổ vi khuẩn thường gặp (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis).
Cephalosporin (Cefixim, Zinnat), Fluoroquinolon (Ciprofloxacin), phối hợp Metronidazole trong trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn yếm khí.
Thuốc kháng viêm, giảm đau: Mobic, Diclofenac, Neo Pyrazon.
Thuốc co mạch, kháng viêm tại chỗ: Xịt mũi có chứa xylometazoline hoặc corticosteroid tại chỗ giúp thông thoáng đường dẫn lưu.
Lưu ý: Kháng sinh nên dùng đủ liệu trình (7–10 ngày) ngay cả khi triệu chứng đã cải thiện để phòng tái phát và đề kháng kháng sinh.
Dẫn lưu xoang và giảm áp lực nội xoang giúp giảm đau, thường được chỉ định khi xoang bị bít tắc hoàn toàn, hoặc bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa.
Phẫu thuật (nội soi chức năng mũi xoang): Áp dụng khi viêm xoang tái phát hoặc có bất thường giải phẫu như vẹo vách ngăn, polyp mũi.
Để phòng viêm xoang mũi cần chú ý giữ vệ sinh môi trường sống, đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải bụi bẩn
Để giảm nguy cơ mắc hoặc tái phát viêm xoang cấp, người lớn cần lưu ý:
Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường có bụi, hóa chất.
Giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi tiếp xúc với bụi bẩn hoặc đi bơi.
Ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, rau xanh, trái cây.
Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, tránh stress kéo dài.
Tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa nồng, thức ăn cay nóng, khói thuốc.
Không nên xì cả hai bên mũi cùng lúc sau khi nước vào mũi (như khi tắm, bơi); nên bịt từng bên mũi để đẩy nước ra ngoài an toàn.
Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, khẩu trang, cốc uống nước với người đang bị viêm xoang.
Điều trị kịp thời các bệnh lý đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng… để tránh biến chứng viêm xoang.
Viêm xoang cấp là bệnh lý hô hấp phổ biến, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Việc sử dụng thuốc đúng phác đồ kết hợp các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa tái phát có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh