Cho dù bạn không phải là người mắc hội chứng tăng động giảm chú ý hoặc bạn là người có khả năng tập trung cao thì xung quanh bạn bây giờ đang tràn ngập những thứ làm giảm sự tập trung và phương tiện truyền thông nhất là mạng xã hội là một nguyên nhân nổi tiếng và phổ biến nhất gây ra sự mất tập trung. Thật dễ dàng để kết nối bạn bè với vài cú click chuột nhưng thật khó để rời bỏ những trang mạng xã hội đó. Cú mỗi một status, hay một thông báo mới là bạn không thể không chú ý đến nó thậm chí bạn còn phải xa rời công việc để trả lời hay bình luận những thú đó.
Cách khắc phục: tránh đăng nhập vào các trang mạng đó nhất là những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,… trong khi bạn đang làm việc. Nếu bạn bắt buộc phải kiểm tra thông báo thì hãy để lúc bạn được nghỉ giải lao khi mà những việc xem thông báo không làm gián đoạn sự tập trung của bạn vào công việc hoặc suy nghĩ. Nếu bạn không cưỡng lại được việc đăng nhập thì tốt nhất hãy cất laptop hay smartphone tránh xa khỏi tầm mắt của bạn, hoặc cố gắng tìm một nơi không có mạng đển làm việc.
Hộp thư thoại tràn ngập đủ loại email, chúng khiến bạn ngứa tay, không trả lời không được. Mặc dù có những email liên quan đến công việc nhưng cũng có những tin nhắn gây phiền nhiễu đến công việc của bạn đang làm. Bạn sẽ không thể tiến bộ trong công việc nếu như cứ trả lời từng email kiểu đó.
Cách khắc phục: thay vì check email liên tục thì bạn thì bạn hãy đăng xuất ra khỏi email. Tập trung vào công việc, và để việc check mail vào một giờ nhất định trong ngày như vậy công việc sẽ không bị gián đoạn.
Có lẽ nhạc chuông điện thoại di động là thứ gây phiền nhiễu hơn cả email. Nó là thứ âm thanh lôi bạn ra khỏi dòng suy nghĩ hoặc cắt đứt đà nói chuyện về công việc, rất nhiều lần bạn nhấn nút trả lời và nhận ra thật là mất thời gian cho những cuộc nói chuyện vô bổ này.
Cách khắc phục: đặt chế độ nhận diện người gọi, nếu không phải là chuyện gì khẩn cấp hãy cho thẳng vào hộp thư thoại. Chọn thời điểm nhất định trong ngày để kiểm tra hộp thư thoại vì nghe tất cả các tin nhắn một lúc sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều, nhất là khi bạn đang có những dự án quan trọng.
Nếu bạn là một chuyên gia quen với làm nhiều việc cùng một lúc thì bạn sẽ cảm thấy dường như bạn làm được nhiều thứ trong một thời gian ngắn. Nhưng thực tế không phải vậy. Trên thực tế, bạn mất rất nhiều thời gian khi chuyển từ sự chú ý này qua sự chú ý khác và rồi bạn vẫn chưa hoàn thành được một công việc một cách hoàn chỉnh cả.
Cách khắc phục: hãy dồn sự tập trung của bạn vào những công việc quan trọng nhất, dẹp bỏ những việc ít khẩn cấp hơn sang một bên và dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để giải quyết việc đó sau.Ví dụ bạn có thể vừa nghe điện thoại vừa dọn dẹp bàn làm việc.
Một vài công việc của chúng ta phải làm hằng ngày có vẻ như không hấp dẫn bằng những việc khác, do vậy chúng khiến bạn rất dễ bị sao nhãng. Khi làm một công việc nhàm nhán thì bất cứ thứ gì như điện thoại, internet và thậm chí cả bụi bẩn còn hấp dẫn bạn hơn cả công việc.
Cách khắc phục: hãy thỏa thuận với chính bản thân mình: nếu làm xong một việc thì được nghỉ ngơi 10 phút. Tự thưởng cho mình một cốc cà phê, một món ăn nhẹ ưa thích hoặc đi dạo. Một công việc nhàm chán sẽ được hoàn thành nhanh chóng nếu bạn đang trong trạng thái mong đợi một thứ gì khác khiến bạn phấn chấn hơn. Đây cũng là lúc bạn có thể kết hợp làm nhiều việc một lúc như vừa nghe nhạc vừa làm việc sẽ giữ bạn đủ lâu để hoàn thành công việc.
Thật khó để tập trung vào công việc ở phía trước nếu như bạn cứ đang lo lắng về việc lặt vặt như việc nhà. Hoặc có lẽ trong đầu bạn cứ luẩn quẩn cuộc nói chuyện của ngày hôm qua. Những thứ đó khiến bạn bị phân tâm một cách mạnh mẽ.
Cách khắc phục: cách để giữ cho tư tưởng được thông suốt là viết ra bất cứ những gì bạn đang suy nghĩ trong đầu từ những việc nhà lặt vặt, cho đến những tâm trạng bực tức khó chịu của bạn,.. sau đó bạn có thể vứt chúng đi và không còn phải bận tâm về những thứ đó.
Khi bạn có quá nhiều thứ phiền muộn trong đầu thì bạn cũng khó có thể tập trung được. Căng thẳng khiến cho cơ thể bạn cảm thấy khó chịu, nó tác động vào những vấn đề sinh lý như đau vai, đau đầu hoặc tăng nhịp tim… khiến bạn bị phân tâm.
Cách khắc phục: có rất nhiều cách để giải tỏa stress, trong đó phải kể đến thiền. Ngồi thiền giúp bạn kiềm chế được những suy nghĩ tiêu cực và làm cho bạn trở nên thư thái, thanh thản hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra những thiền giúp người ta cải thiện được sự tập trung sau 8 tuần.
Mệt mỏi luôn gây xao nhãng và ảnh hưởng đến sự tập trung của một người. Nhất là những người mệt mỏi do ngủ quá ít sẽ khiến suy giảm trí nhớ ngắn hạn và sự chú ý trong công việc.
Cách khắc phục: chúng ta đều cần ngủ từ 7-9 tiếng một ngày để đảm bảo cho sự tỉnh táo vào sáng hôm sau. Thay vì tiệc tùng thâu đêm thì bạn hãy dành sự ưu tiên cho giấc ngủ. Ngủ đủ giấc giúp bạn có sự tỉnh táo để hoàn thành những công việc khó khăn nhất.
Bộ não không thể làm việc được nếu thiếu nguyên liệu, do vậy việc bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng sẽ làm giảm sự tập trung và suy giảm trí nhớ ngắn hạn của bạn đi rất nhiều.
Khắc phục: luôn ăn sáng, ăn những đồ ăn nhẹ giàu protein như phô mai, các loại hạt; ngũ cốc là những cách đánh bay cơn đói bụng và cung cấp đủ nguyên liệu cho não bạn.
Phần lớn mọi người nghĩ tâm trạng buồn phiền là dấu hiệu của người mắc trầm cảm. Nhưng các bác sỹ tâm thần lại khẳng định suy giảm sự tập trung mới alf dấu hiệu phổ biến nhất của trầm cảm. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chú ý, cảm thấy trống rỗng, vô vọng, thờ ơ thì rất có thể bạn sẽ bị trầm cảm.
Cách khắc phục: nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm thì hãy tâm sự với bạn bè, người thân hoặc với các nhà tâm lý trị liệu. Nói chuyện là phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả.
Thật không may, một số thuốc điều trị trầm cảm hoặc một số thuốc khác có thể gây trở ngại cho sự tập trung. Hãy hỏi kỹ bác sỹ về các tác dụng phụ của thuốc,đặc biệt là liệu thuốc bạn đang uống có gây mất tập trung hay không?
Cách khắc phục: nếu bạn nghi ngờ loại thuốc bạn đang điều trị gây mất tập trung thì bạn hãy hỏi bác sỹ về các loại thuốc thay thế. Nếu không có thuốc thay thế thì bạn có thể xin giảm liều thuốc bạn đang dùng. Đừng ngưng uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sỹ.
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn xảy ra ở cả người lớn có tiến sử bị hội chứng này hồi bé. Khi mắc hội chứng này khiến người ta không thể chú ý đến công việc và giảm thời gian tập trung.
Cách khắc phục: nếu hồi bé bạn đã từng được chẩn đoán mắc hội chứng tăng động giảm chú ý và hiện giờ bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đi gặp bác sỹ để xin tư vấn và điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh