Những phương pháp giúp giảm căng thẳng trong thai kỳ

Nội dung

Thật không may là các cơn stress nặng và liên tiếp trong thai kỳ có thể dẫn tới những kết quả tiêu cực cho bé.

Dưới đây là một số ‘chiến thuật’ để đối phó với các mối lo trước khi sinh con.

Căng thẳng về sức khỏe

Mẹ bầu nên báo cho bạn bè và gia đình nếu gặp phải những vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ, sau đó cố gắng tạo một mạng lưới hỗ trợ. Đừng ngại hỏi khi cần giúp đỡ. Bác sĩ giàu chuyên môn và sự giúp đỡ của bạn thân cùng gia đình sẽ giúp chị em trải qua thai kỳ với một tâm trí tích cực.

 

Gánh nặng về tài chính

Có một thực tế là: nuôi con rất tốn kém. Việc đầu tiên phải làm khi nghĩ tới vấn đề tiền nong đó là hít thở sâu, sau đó sắp xếp mọi khoản chi tiêu trước khi con chào đời.

Đầu tiên, nên tính toán và chuẩn bị cho các chi phí y tế. Cố gắng liệt kê tính toán các khoản phí bảo hiểm, các khoản khấu trừ và các khoản ‘không tên’ càng sớm càng tốt.

Thứ hai, nên nhớ rằng đồ dùng, quần áo cho trẻ sơ sinh đều thuộc loại có-thì-tốt, nhưng không có cũng không sao. Chẳng hạn như nếu có ai đó khuyên nên những loại núm vú “xịn” nhất, hay đồ chơi cho bé, mẹ bầu hãy nhớ rằng có thể bé sẽ hứng thú với tóc, áo hoặc ngón tay của mẹ hơn.

Nếu mua đồ chơi, trang web Pinterest có cung cấp rất nhiều loại hình giải trí ít tốn kém dành cho trẻ. Do đó, các mẹ nên mua những thứ quan trọng như bộ quần áo liền, nôi hay thùng đựng tã cho con trước.

 

Những khó chịu về cơ thể

Thai kỳ sẽ thay đổi cơ thể. Dù là vết rạn, hay thêm vài kí lô, hay chảy xệ một chút, thì cơ thể cũng thay đổi để đưa một thiên thần tới thế giới mới của bạn. Do đó, mẹ bầu không nên lo lắng về hình thể thái quá. Hãy tập trung vào việc làm thế nào để khỏe mạnh, chứ không phải làm thế nào giữ dáng trong và sau thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn uống hợp lý, tập luyện những bài tập yêu thích, và bỏ qua những ý nghĩ vô nghĩa như làm thế nào để giữ dáng mi nhon sau khi sinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top