Phương pháp giúp bạn giảm bớt lo âu, căng thẳng

Nội dung

Nguyên nhân chính xác gây ra lo lắng hay các rối loạn lo âu vẫn chưa được biết đến. Điều đó dẫn đến những khó khăn cho việc phòng ngừa rối loạn lo âu cũng như tiên lượng sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra nhiều phương pháp giúp bạn bớt cảm thấy lo âu và giảm các đợt tái phát của bệnh trong tương lai.

Can thiệp sớm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng can thiệp sớm cho những trẻ em có dấu hiệu của sự lo âu có hiệu quả trong việc hạn chế sự phát triển kéo dài của các rối loạn lo âu. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở các trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, những cha mẹ  đã can thiệp sớm cho kết quả tốt hơn. Những trẻ được lựa chọn có dấu hiệu của sự thu hồi hoặc ức chế hành vi, đó là một trong số những yếu tố nguy cơ của sự phát triển các rối loạn lo âu sau này. Trong nghiên cứu đặc biệt này, các bậc cha mẹ tham gia vào một chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về bệnh. Những trẻ em có cha mẹ tham gia chương trình này cho thấy sự giảm đáng kể trong chẩn đoán bệnh.

Những kết quả này đem lại một sự khích lệ đáng kể. Với cả người lớn và trẻ em thì việc điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn chặn các vấn đề trong tương lai. Nhiều người tránh những yêu cầu được giúp đỡ để giải quyết những vấn đề rối loạn lo âu vì họ cảm thấy xấu hổ. Họ có thể cảm thấy các vấn đề về tâm thần là dấu hiệu của sự thất bại. Bên cạnh đó, họ có thể lo sợ rằng người khác sẽ nghĩ không tốt về họ. Điều quan trọng cần nhớ rằng rối loạn lo âu là một bệnh. Với những thay đổi lối sống và điều trị, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những vấn đề lo âu.

 

Giảm căng thẳng

Nếu bạn thấy lo lắng, điều quan trọng là cần giảm căng thẳng trong cuộc sống. Tìm cách để thư giãn. Tập thể thao là một cách hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể đi bộ, tham gia các lớp tập thể thao, hoặc luyện tập Yoga. Bên cạnh việc tập luyện, bạn có thể dành thời gian thư giãn hàng ngày hoặc lên kế hoạch cho một kì nghỉ. Nếu bạn có các sở thích cá nhân, hãy dành thời gian cho chúng. Hãy làm những điều mà bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.

 

Chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ đem lại cho bạn sự khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Đừng căng thẳng khi lựa chọn thức ăn, nhưng hãy cố gắng bổ sung nhiều loại thức ăn tươi, lành mạnh như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt bất cứ khi nào có thể. Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Hãy nhớ rằng khi bạn chăm sóc tốt cho cơ thể cũng chính là chăm sóc tốt cho não bộ của mình.

 

Ghi chép

Không ai có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn là chính bạn. Ghi chép lại là một cách tuyệt vời để bạn có thể theo dõi tâm trạng, căng thẳng và lo lắng. Nhiều người thấy rằng việc xác định và viết ra các vấn đề sẽ khiến họ dễ dàng đối phó với chúng. Nếu bạn đang làm việc với một bác sĩ tâm lí, thì một cuốn sổ ghi chép có thể giúp cả hai tìm ra những gì gây ra căng thẳng của bạn và những gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

 

Tránh những chất không có lợi cho sức khỏe

Thuốc lá, chất gây nghiện và rượu thường được gọi là những chất giảm căng thẳng nhưng thực tế, nếu chúng đang phá hủy cơ thể của bạn, chúng làm cho bạn khó khăn hơn để kiểm soát căng thẳng và lo âu. Cafein cũng vậy, nó có thể làm gia tăng sự lo âu. Nghiện các chất này có thể gây thêm sự căng thẳng và lo lắng, và khi bỏ cũng gây ra sự căng thẳng như vậy. Nếu bạn bị nghiện và cần sự giúp đỡ để bỏ, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Nhìn chung, các giải pháp trên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt để đối phó với căng thẳng và lo lắng, cũng như tránh các triệu chứng trong tương lai.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top