Thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ em khi có ngừng tuần hoàn hoặc sốc nặng khi không sẵn sàng thiết lập đường truyền tĩnh mạch. Ưu tiên lựa chọn đường truyền xương hơn so với tĩnh mạch trung tâm.
Chỉ định đối với người lớn bị ngừng tim hoặc sốc nặng khi không thể đặt tĩnh mạch ngoại vi. Đề nghị đặt đường truyền xương trong khi chờ đặt đường tĩnh mạch trung tâm.
Chỉ định đặt đường truyền xương cho cấp cứu ngừng tuần hoàn hoặc sốc hoặc các tình huống cấp cứu ở ngoài bệnh viện.
Chỉ định cho các bệnh nhân nặng cần nhanh chóng thiết lập đường lập đường truyền ngoại vi: Sốc, nhiễm trùng huyết, động kinh, bỏng rộng, đa chấn thương hoặc ở những bệnh nhân cần hồi sức hoặc không thể lựa chọn đường truyền khác dù thử nhiều lần.
Có tương đối ít chống chỉ định tuyệt đối với truyền tĩnh mạch (IO) vì kỹ thuật này chủ yếu được chỉ định trong các trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng:
Không sử dụng xương bị gãy hoặc xương đã được đặt đường truyền xương 48h trước đó vì chất lỏng sẽ thoát ra qua vị trí gãy hoặc thủng.
Một chi có sự gián đoạn mạch máu do chấn thương hoặc phẫu thuật, không phù hợp với truyền IO vì chất lỏng hoặc thuốc được tiêm vào tủy xương sẽ rò rỉ qua vết rách mạch máu.
Không xác định được mốc.
Không đặt vào các vị trí phẫu thuật chỉnh hình trước đây, vị trí có dụng cụ tạo hình xương- khớp giả.
Chống chỉ định tương đối:
Thất bại trong việc đặt đường truyền trong xương vào vị trí trước đó từng đặt
Bệnh nhân bị viêm mô tế bào, bỏng hoặc viêm tủy xương liên quan đến vị trí đặt kim truyền.
Bệnh nhân bị thoái hóa xương hoặc loãng xương, những người có độ giòn xương tăng lên.
Thất bại trong việc đặt đường truyền trong xương vào vị trí trước đó từng đặt
Để giảm biến chứng: Người bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, xuất huyết đang dùng thuốc chống đông.