Sau bão lũ hoặc khi chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và nước dùng gia tăng do tình trạng ngập úng, mất điện kéo dài và ô nhiễm chéo từ nước lũ. Việc xử lý, bảo quản và sử dụng thực phẩm đúng cách là yếu tố then chốt nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bệnh tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm liên quan.
Cần loại bỏ ngay các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm dễ hư hỏng (như thịt, trứng, sữa, hải sản...) không được bảo quản ở nhiệt độ an toàn do mất điện.
Thực phẩm đã tiếp xúc trực tiếp với nước lũ hoặc nước mưa.
Thực phẩm có thay đổi bất thường về mùi, màu sắc hoặc kết cấu.
Thực phẩm được đóng gói bằng vật liệu không chống nước (giấy, bìa cứng...), bao gồm: hộp sữa, nước trái cây, sữa bột trẻ em.
Thực phẩm đóng hộp bị hư hỏng (phồng, rỉ sét, rò rỉ hoặc móp méo nặng).
Lưu ý: Thực phẩm có thể đã nhiễm vi sinh vật dù trông vẫn bình thường về mùi, vị và hình dạng. Khi nghi ngờ, nên loại bỏ.
Thời gian giữ lạnh thực phẩm khi mất điện:
Thiết bị |
Không mở cửa |
Giữ an toàn trong |
---|---|---|
Tủ lạnh |
Đóng kín |
≤ 4 giờ |
Tủ đông đầy |
Đóng kín |
≤ 48 giờ |
Tủ đông nửa đầy |
Đóng kín |
≤ 24 giờ |
Nên loại bỏ:
Tất cả thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh khi mất điện >4 giờ.
Thực phẩm trong tủ đông đã rã đông hoàn toàn và không còn đá hoặc không còn lạnh như trong tủ lạnh.
Có thể giữ lại và sử dụng:
Thực phẩm trong tủ đông còn tinh thể đá hoặc vẫn cảm nhận lạnh sâu.
4.1. Các vật dụng không nên tái sử dụng nếu tiếp xúc với nước lũ:
Thớt gỗ
Núm vú bình sữa trẻ em
Núm vú giả
Lý do: Các vật dụng này có cấu trúc xốp, khó làm sạch và không thể khử khuẩn hoàn toàn sau tiếp xúc với nước lũ ô nhiễm.
4.2. Quy trình vệ sinh các bề mặt tiếp xúc thực phẩm (bàn bếp, khay tủ lạnh, bát đĩa):
Bốn bước làm sạch:
Rửa sơ bằng xà phòng và nước nóng.
Tráng sạch bằng nước sạch, an toàn.
Khử trùng bằng dung dịch:
Pha 240 ml thuốc tẩy clo gia dụng không mùi vào 18 lít nước sạch
Ngâm vật dụng trong ít nhất 1 phút
Với mặt phẳng lớn: Dùng khăn sạch thấm dung dịch và lau kỹ
Để khô tự nhiên (không lau lại bằng khăn khô)
Áp dụng cho các thực phẩm chế biến sẵn đóng trong lon kim loại hoặc túi nhựa kín tiếp xúc gián tiếp với nước lũ.
Quy trình:
Bước 1: Gỡ bỏ nhãn giấy (nếu có), ghi nhớ hạn sử dụng
Bước 2: Lau sạch lớp bùn bẩn hoặc phù sa
Bước 3: Rửa bằng xà phòng và nước nóng → rửa lại bằng nước sạch
Bước 4: Khử trùng bằng 1 trong 2 cách:
Ngâm trong dung dịch khử trùng như trên (240ml thuốc tẩy/18 lít nước) trong 15 phút
Đun sôi trong nồi nước trong 2 phút
Bước 5: Ghi nhãn lại bằng bút không phai, đánh dấu hạn dùng và sử dụng càng sớm càng tốt
Sau bão lũ hoặc mất điện kéo dài, việc đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường đóng vai trò then chốt trong phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa và bệnh lây qua thực phẩm. Thực hành đúng các quy trình loại bỏ và khử trùng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.