Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim, nghĩa là không còn nhịp tim bình thường nữa. Và khi mà máu không được bơm đi khắp cơ thể một cách bình thường nữa thì hệ quả sau đó là đẩy nhanh quá trình suy tim cũng như là các bộ phận của cơ thể không được cung cấp đầy đủ máu.
Ngoài ra dòng máu còn bị ứ đọng tại tim và hình thành lên cục máu đông. Nếu như những cục máu đông này làm tắc các mạch máu ở não sẽ gây ra đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Vậy thì rung nhĩ là gì? Bình thường tim của bạn hoạt động theo trình tự hai tâm nhĩ ở trên bóp trước và tiếp sau đó là hai tâm thất co bóp. Thời gian co bóp của mỗi buồng tim chính là lúc dòng máu sẽ di chuyển trong tim và đi ra ngoài tim. Khi bị rung nhĩ, các tín hiệu điện kiểm soát trình tự trên không hoạt động và vì vậy mà thay vì hoạt động theo trình tự, tâm nhĩ tự co bóp theo cách riêng của nó.
Rung nhĩ không có nhiều dạng vì nó có thời lượng. Các bác sĩ phân loại dựa vào thời gian kéo dài bao lâu hoặc nguyên nhân gây ra. Và các đặc điểm này có thể thay đổi theo thời gian. Điều trị sẽ phụ thuộc vào dạng rung nhĩ bạn mắc phải.
Đây là dạng rung nhĩ kéo dài ít hơn 1 tuần. Bạn có thể cảm thấy nó diễn ra trong vòng vài phút hoặc vài ngày. Có thể sẽ không cần phải điều trị dạng rung nhĩ này tuy nhiên bạn vẫn nên khám bác sĩ.
Rung nhĩ dạng này còn được gọi là “hội chứng ngày cuối tuần” vì thường xảy ra sau khi bạn sử dụng nhiều rượu bia. Nếu như cơ thể bạn không quen với các kích thích bên ngoài có thể sẽ khởi phát đợt rung nhĩ. Điều này còn diễn ra khi bạn bị căng thẳng tột độ.
Rung nhĩ kéo dài thường khởi phát sau một đợt rung nhĩ kịch phát. Thông thường sẽ trên 1 tuần. Nguy cơ rung nhĩ kéo dài sẽ tăng khi có các yếu tố sau:
Tình trạng này có thể tự giảm hoặc có thể bạn cần phải điều trị thuốc. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc để điều trị, nếu như không đáp ứng với thuốc có thể sẽ phải sử dụng dòng điện áp thấp để điều chỉnh nhịp tim về nhịp bình thường (hay còn gọi là sốc điện). Bác sĩ thường thực hiện thủ thuật này trong bệnh viện khi bạn đã được giảm đau, vì thế mà bạn thường không cảm thấy điều gì. Bạn có thể về nhà sau khi điều trị nhưng tốt hơn hết nên có người thân đưa bạn về.
Được định nghĩa là dạng rung nhĩ kéo dài trên 1 năm và không mất đi. Thuốc và điều trị bằng điện có thể không hiệu quả trong dạng rung nhĩ này. Bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp khác chẳng hạn như cắt bỏ (đốt 1 vị trí trên hệ thống dẫn truyền điện của tim) để phục hồi lại nhịp bình thường.
Dạng này sẽ không điều trị dứt điểm được. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để quyết định có nên sử dụng thuốc kéo dài để kiểm soát nhịp tim và làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Loại này ảnh hưởng đến những người có van tim nhân tạo hoặc bệnh van tim như hẹp van tim (khi một trong các van tim của bạn bị cứng lại) hoặc hở van tim (van không đóng hoàn toàn làm cho dòng máu trong tim chảy theo sai hướng). Khả năng bị rung nhĩ do van tim tăng lên nếu bạn bị bệnh van hai lá hoặc van tim nhân tạo.
Đây là dạng rung nhĩ không gây ra bởi các vấn đề về van tim. Nguyên nhân khá thay đổi từ tăng huyết áp hoặc cường giáp. Bác sĩ cũng không thể tìm ra được nguyên nhân trong 1 số trường hợp.
Nguy cơ bị rung nhĩ không do van tim tăng lên khi có những yếu tố sau:
Cả 2 dạng rung nhĩ do van tim và không do van tim đều có thể làm ứ đọng máu tại buồng tim, điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như nhồi máu cơ tim. Thuốc và những biện pháp điều trị khác có thể làm giảm nguy cơ đi tới những biến chứng này bất kể là dạng rung nhĩ do van tim hay không.
Đây là dạng xuất hiện và mất đi khá nhanh. Thường tự giới hạn trong vòng 24-48 giờ. Nguyên nhân có thể là do tuổi, bệnh tim mạch, lạm dụng rượu, tiểu đường và bệnh lí hô hấp.
Biến chứng này thường gặp sau phẫu thuật tim và làm tăng tỉ lệ suy tim, ngồi máu não do ảnh hưởng của cục máu đông làm tắc mạch máu não.
Bác sĩ có khá nhiều cách để điều trị rung nhĩ bất kể là dạng nào. Nếu như bạn có các triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ sớm để có cách điều trị phù hợp.
Có hơn 2 triệu ca mắc tại Hoa Kỳ. Bệnh thường gặp ở những người trên 60 tuổi.
Một số bệnh lí tim mạch khác làm tăng nguy cơ rung nhĩ:
Một số bệnh lí nội khoa sau cũng làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ:
Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ như: Adenosine, Digitalis và Theophyline.
Một số vấn đề sau đây cũng có thể liên quan tới rung nhĩ:
Khi bạn bị rung nhĩ, bạn có thể cảm thấy:
Nếu như bạn có những triệu chứng trên, bạn nên khám bác sĩ sớm đặc biệt trong trường hợp kéo dài trên 24 giờ.
Thỉnh thoảng có thể không có bất kì triệu chứng nào. Nếu như bạn có những yếu tố nguy cơ nêu trên, bạn nên kiểm tra tầm soát rung nhĩ định kì theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị rung nhĩ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh