Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim, nghĩa là không còn nhịp tim bình thường nữa. Và khi mà máu không được bơm đi khắp cơ thể một cách bình thường nữa thì hệ quả sau đó là đẩy nhanh quá trình suy tim cũng như là các bộ phận của cơ thể không được cung cấp đầy đủ máu.
Phương tiện quan trọng nhất để chẩn đoán chính là điện tâm đồ (ECG), tất nhiên là bạn cũng cần phải làm thêm 1 số xét nghiệm để có thể đánh giá tình trạng bệnh.
Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng 1 số phương pháp đặc biệt để đánh giá chi tiết về nhịp tim của bạn thông qua máy theo dõi 24 giờ (Holter). Phương pháp này khá giống với đo điện tâm đồ liên tục 24 giờ. Phương pháp này giúp các bác sĩ xác định được thời điểm rung nhĩ xuất hiện cũng như mất đi.
Phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng thuốc, phẫu thuật hay là máy tạo nhịp để có thể tạo ra và duy trì nhịp tim bình thường.
Biện pháp này là lựa chọn đầu tiên của hầu hết các bác sĩ để điều trị rung nhĩ. Với khá nhiều dạng thuốc có thể giúp ổn định nhịp tim, làm chậm nhịp tim và ngăn ngừa hình thành cục máu đông nhằm phòng ngừa đột quỵ.
Một số thuốc chẳng hạn như:
Nếu như các dạng thuốc trên không hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ thử 1 trong những biện pháp dưới đây để đặt lại nhịp tim bình thường cho bạn.
Thiết bị này có thể giúp ngừa nhịp quá chậm do tác dụng phụ của thuốc hoặc sử dụng thuốc quá mức. Thiết bị này được đặt dưới da, hoạt động bằng pin và phóng 1 dòng điện nhỏ tới tim của bạn khi nó đập quá chậm.
Sử dụng thức ăn “sạch”: Ăn nhiều rau và trái cây tươi, cùng với ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Hạn chế rượu và caffein.
Bỏ hút thuốc: hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ rung nhĩ.
Ngưng sử dụng rượu bia: có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc kháng đông.
Tập thể dục: tốt cho sức khỏe của bạn cũng như tim mạch. Giúp giữ cho cơ bắp của bạn khỏe mạnh, máu được lưu chuyển tốt và cân nặng của bạn được kiểm soát. Những người bị rung nhĩ nếu tập thể dục thường xuyên có xu hướng ít bị rối loạn nhịp tim hơn, ít phải nhập viện hơn, chất lượng cuộc sống cao hơn. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về mức độ cũng như cường độ tập luyện phù hợp.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm cho tình trạng rung nhĩ trở nên tồi tệ hơn do làm tăng nhịp tim. Những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, sợ hãi và lo lắng cũng có thể có tác dụng tương tự.
Vì vậy điều quan trọng là phải chăm sóc bản thân. Tìm thứ gì đó giúp bạn thoát khỏi cảm giác lo lắng và giúp bạn có tâm trạng thoải mái. Yoga, âm nhạc và kiểm soát thời gian biểu tốt có thể giảm bớt căng thẳng.
Xem thêm: Những điều cần biết vể rối loạn nhịp tim
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh