✴️ Những điều cơ bản về bệnh lao bạn cần biết

Nội dung

Với tốc độ lây lan trong không khí, một người bị bệnh lao có thể lây cho 10-15 người khác. Vì thế để phòng tránh bệnh lao điều đầu tiên là bạn cần nắm rõ được những điều cơ bản về căn bệnh này. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về bệnh lao bạn cần biết!

Với tốc độ lây lan trong không khí, một người bị bệnh lao có thể lây cho 10-15 người khác.

Với tốc độ lây lan trong không khí, một người bị bệnh lao có thể lây cho 10-15 người khác.

 

1. Bệnh lao lây truyền như thế nào?

Khi một người mắc lao phổi chưa được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, ho khạc, hắt hơi ra vi khuẩn lao trong không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm lao. Nếu cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt sẽ ngăn vi khuẩn lao sinh sôi nảy nở, chúng sẽ không hoạt động và tồn tại vô hại trong cơ thể. Nhiễm lao sẽ phát triển thành bệnh lao khi hệ miễn dịch không thể ngăn vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Lúc đó người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như ho khạc đàm kéo dài, sốt nhẹ về chiều, sút cân, đổ mồ hôi về đêm, chán ăn, mệt mỏi…

 

2. Vi khuẩn lao lây lan chủ yếu qua đường hô hấp

Người nhà bệnh nhân lao là một trong những đối tượng có khả năng mắc bệnh lao cao hơn các đối tượng khác nhiều lần vì vi khuẩn lao lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

nhung-dieu-co-ban-ve-benh-lao-ban-can-biet-3

Người mắc bệnh lao cần đeo khẩu trang để tránh lây lan sang người khác

 

3. Cách phòng tránh bệnh lao cho người thân trong gia đình

  • Nếu người thân mắc bệnh bạn nên có biện pháp cách ly với bệnh nhân ít nhất 2 tuần (tính từ khi dùng thuốc chống lao đúng theo phác đồ). Người bệnh cần đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định

  • Nếu như phát hiện bệnh lao bạn cần thông báo ngay với những người thân sống quanh bạn để có kế hoạch phòng tránh và điều trị kịp thời. Có thể ngay khi đó không phát hiện ra vấn đề gì bất thường, bạn cũng không nên chủ quan, hãy đưa người thân của bạn đi khám lại 3 – 6 tháng/ lần, cho đến 2 năm sau đó. Để phát hiện bệnh bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp như: Chụp X quang phổi và làm phản ứng Mantoux.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám khi mắc bệnh lao

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám khi mắc bệnh lao

  • Không chỉ người bị bệnh lao mà ngay cả người thân trong gia đình cũng cần biết cách giữ gìn sức khoẻ như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, làm việc nặng, không hút thuốc lá, uống rượu. Người có bệnh cần phải có ý thức để không làm lây nhiễm sang người khác như dùng chén, bát, khăn mặt… riêng, ngủ riêng, không khạc nhổ bừa bãi làm phát tán vi khuẩn lạ.

  • Nên đi khám bệnh định kỳ 3-6 tháng 1 lần hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường

  • Không nên sống trong môi trường không thoáng khí hoặc quá đông đúc. Khi ra ngoài, đến chỗ đông người cần đeo khẩu trang để tránh bị nhiễm lao.

  • Không sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, ma túy…

  • Cân bằng trong cuộc sống, sống vui tươi, không nên làm việc quá sức, tránh stress trong công việc cũng như trong cuộc sống

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top