Mùa nắng nóng với điều kiện thời tiết khô hanh và nhiệt độ môi trường tăng cao làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra các sự cố cháy nổ, đặc biệt tại hộ gia đình. Thực tiễn ghi nhận nhiều trường hợp cháy xuất phát từ những nguyên nhân thường gặp liên quan đến hệ thống điện, thiết bị sử dụng gas, hoặc các vật dụng dễ cháy. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người nếu không có biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời.
2.1. Nguy cơ từ hệ thống điện
Tăng cường sử dụng các thiết bị điện làm mát (điều hòa, quạt, tủ lạnh...) dẫn đến tình trạng quá tải điện.
Hệ thống điện cũ kỹ, đấu nối không đúng quy chuẩn kỹ thuật có thể dẫn đến chập cháy.
Thiết bị điện hư hỏng, dây dẫn bị bong tróc hoặc sử dụng nhiều ổ cắm nối tiếp không an toàn.
2.2. Nguy cơ từ sử dụng gas
Bình gas cũ, không có chứng nhận kiểm định an toàn.
Dây dẫn hoặc van gas rò rỉ làm khí gas tích tụ trong môi trường kín.
Thiếu kiểm tra định kỳ hoặc thao tác sử dụng không đúng quy trình kỹ thuật.
2.3. Nguy cơ từ vật dụng và thiết bị sinh hoạt khác
Các vật liệu dễ cháy (vải vóc, giấy, gỗ, nhựa…) khi để gần nguồn nhiệt cao.
Thiết bị sinh nhiệt như bếp điện, ấm siêu tốc, lò vi sóng nếu sử dụng sai cách hoặc không bảo trì đúng định kỳ.
3.1. Đối với hệ thống điện
Thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống điện trong nhà, thay thế dây điện hư hỏng.
Không để các thiết bị điện hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không có giám sát.
Sử dụng thiết bị điện có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn điện.
3.2. Đối với hệ thống gas
Sử dụng bình gas có chứng nhận kiểm định, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Kiểm tra định kỳ van, dây dẫn, đầu nối gas. Khi phát hiện mùi gas, cần nhanh chóng ngắt nguồn, mở thông gió và không bật/tắt thiết bị điện.
3.3. Biện pháp bổ trợ khác
Bố trí các vật liệu dễ cháy cách xa nguồn nhiệt.
Bảo trì định kỳ các thiết bị điện gia dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trang bị bình chữa cháy, đảm bảo lối thoát hiểm thông suốt và dễ tiếp cận.
Giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn. Ngắt nguồn điện, khóa van gas nếu an toàn.
Báo cho lực lượng PCCC qua số 114, cung cấp thông tin rõ ràng về vị trí và tình hình đám cháy.
Sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm, ưu tiên trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật.
Nếu đám cháy nhỏ, sử dụng bình chữa cháy xách tay, chăn ướt, nước… để dập lửa (nếu không phải cháy do điện hoặc dầu).
Trường hợp cháy lớn, thoát hiểm qua lối an toàn, di chuyển thấp người để tránh ngạt khói.
5.1. Phân loại mức độ bỏng
5.2. Xử trí theo mức độ
Phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động kiểm tra, bảo trì hệ thống điện – gas, sử dụng thiết bị đúng cách, nâng cao kiến thức xử trí sự cố và sơ cấp cứu ban đầu không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn góp phần bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của từng gia đình. Cơ sở y tế, chính quyền địa phương và mỗi người dân đều có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và triển khai các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.