✴️ Bệnh Leukemia là gì? Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Nội dung

1. Bệnh Leukemia là gì?

Bệnh Leukemia là gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân

Bệnh Leukemia là gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân

Leukemia là tên tiếng anh thường gọi của bệnh bạch cầu hay bệnh ung thư các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết.

Bệnh Leukemia xảy ra khi cơ thể bắt đầu tích tụ bạch cầu bất bình thường. Vì vậy, số lượng và khả năng của tế bào máu trưởng thành bị giảm bớt. Khi phát bệnh bạch cầu, các tế bào bệnh bạch cầu tích tụ trong tủy xương. Tủy xương khỏe mạnh bị thay thế bằng những tế bào còn non (tế bào bất thường) và khi số lượng tế bào còn non gia tăng, thì số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu giảm bớt.

Các tế bào bất thường hay còn non được gọi là các tế bào ác tính. Chúng ngăn chặn bạch cầu thực hiện đúng chức năng của mình và gây ra bệnh bạch cầu hay ung thư máu.

 

2. Nguyên nhân gây bệnh Leukemia

Sự nguy hiểm của bệnh Leukemia là gì và cần được điều trị như thế nào?

Bệnh Leukemia là bệnh bạch cầu nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện nay chưa có kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh Leukemia là gì. Tuy nhiên một số yếu tố là tác nhân có thể gây ra bệnh Leukemia, nhưng ta cũng không thể chắc chắn rằng những người có một hoặc một số yếu tố dưới đây, thì sẽ mắc bệnh Leukemia. Mà để có kết quả chẩn đoán chính xác, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ.

Các nhân tố gây bệnh Leukemia, đó là:

– Yếu tố di truyền
– Bức xạ
– Hóa chất
– Siêu vi khuẩn

 

3. Các dạng bệnh Leukemia

Bệnh Leukemia chủ yếu gồm 4 dạng sau:

– Bệnh Bạch Cầu Nguyên Bào Cấp Tính (Acute Lymphoblastic Leukemia – ALL)
– Bệnh Bạch Cầu Bạch Huyết Bào Mạn tính (Chronic Lymphocytic Leukemia – CLL)
– Bệnh Bạch Cầu Tủy Bào Cấp Tính (Acute Myeloid Leukemia – AML)
– Bệnh Bạch Cầu Tủy Bào Mạn tính (Chronic Myeloid Leukemia – CML)

Trong đó có thể hiểu như sau:

3.1. Bệnh bạch cầu cấp tính (Acute Leukemia – ALL)

Đây là loại bệnh xảy ra khi các tế bào trong thời kỳ phát triển ban đầu bị ảnh hưởng. Do đó, chúng không thể trưởng thành được và dễ bị dị dạng. Vì vậy những người bị bệnh bạch cầu hay Leukemia cấp tính dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, thiếu máu và hẫu như phải được điều trị ngay.

3.2. Bệnh bạch bầu mạn tính (Chronic Leukemia – CLL)

Loại bệnh này xảy ra khi các tế bào khá “phát triển hơn” bị ảnh hưởng. Thông thường những tế bào có phần lớn chức năng bình thường, và bệnh nhân ít bị thiếu máu, chảy máu và viêm nhiễm hơn.

 

4. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Leukemia

Nếu đã biết bệnh Leukemia là gì và sự nguy hiểm của bệnh thì bạn nên thực hiện các chẩn đoán sớm.

Bệnh bạch cầu hay bệnh Leukemia được chẩn đoán bằng hai xét nghiệm là: thử máu và sinh thiết tủy xương.

4.1. Thử máu

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Leukemia là gì?

Xét nghiệm máu giúp đánh giá số lượng bạch cầu và tiểu cầu, từ đó phát hiện sớm những bạch cầu bất thường (nếu có).

Khi lấy máu làm xét nghiệm và xem xét bằng kiếng hiển vi, bác sĩ sẽ đếm số lượng bạch cầu và tiểu cầu.

Nếu số lượng bạch cầu bất bình thường, thì có nghĩa là: số lượng tiểu cầu thấp; số lượng hồng cầu thấp, số lượng bạch cầu trưởng thành thấp; hay số lượng bạch cầu còn non hay sớm nhập vào máu (gọi là nguyên bào – blasts) cao.

4.2. Sinh thiết tủy xương

Sau khi thử máu xong, bác sĩ sẽ tiến hành làm sinh thiết tủy xương. Bác sĩ sử dụng kim và ống chích để trích một ít tủy xương. Mẫu tủy xương sẽ được phân tích bằng nhiều xét nghiệm, từ việc xem xét bằng kiếng hiển vi đến cách cấy tủy xương xét nghiệm đặc biệt.

Mỗi dạng bệnh Leukemia sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, điều này cần căn cứ vào phác đồ điều trị được bác sĩ chuyên khoa đưa ra và dựa trên kinh nghiệm thăm khám lâu năm để xây dựng phác đồ chuẩn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top