Điều trị nội khoa ung thư nhằm giảm nhẹ triệu chứng
Điều trị nội khoa ung thư giúp kéo dài thời gian sống thêm và giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.
Lựa chọn đặc hiệu bao gồm điều trị nội tiết hoặc hóa trị.
Giảm đau: theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới
Chăm sóc tâm lý
Người bệnh UTTTL giai đoạn cuối cũng như các bệnh ung thư khác cần được chăm sóc nâng đỡ tâm lý phù hợp. Hầu hết các người bệnh ý thức được tiến trình bất khả kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không. Vì vậy việc hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh để người bệnh có giảm giác nhẹ nhàng hơn, giúp người bệnh vượt qua các lo lắng sợ hãi. Nếu cần thiết có thể phải gửi khám tâm thần và điều trị tâm thần hỗ trợ.
Sơ đồ điều trị UTTTL theo nhóm nguy cơ
Nguy cơ rất thấp và thấp
(*): diện cắt (+), thâm nhiễm túi tinh, xâm lấn vỏ, PSA cao sau phẫu thuật, di căn hạch
Sơ đồ 3.1. Điều trị UTTTL nguy cơ thấp và rất thấp
Nguy cơ trung bình
(*): diện cắt (+), thâm nhiễm túi tinh, xâm lấn vỏ, PSA cao sau phẫu thuật
Sơ đồ 3.2. Điều trị UTTTL nguy cơ trung bình
Nguy cơ cao, rất cao
(*): diện cắt (+), thâm nhiễm túi tinh, xâm lấn vỏ, PSA cao sau phẫu thuật
Sơ đồ 3.3. Điều trị UTTTL nguy cơ cao và rất cao
Sơ đồ điều trị UTTTL di căn
UTTTL di căn nhạy cảm với liệu pháp cắt tinh hoàn
(*): Di căn tạng, nhiều hơn 3 tổn thương di căn xương trong đó có ít nhất 1 tổn thương ngoài cột sống
(**): có 2 trong 3 yếu tố sau: điểm gleason ≥ 8, ít nhất 3 ổ tổn thương xương, di căn tạng
Sơ đồ 3.4. Điều trị UTTTL di căn
Kháng cắt tinh hoàn
Định nghĩa kháng cắt tinh hoàn:
Testosterone huyết thanh ở ngưỡng cắt tinh hoàn: dưới 50ng/dL hoặc dưới 1,7 nmol/L và kèm theo ít nhất một trong hai tiêu chuẩn:
Tiến triển sinh học: PSA tăng ở 3 lần thử liên tiếp cách nhau mỗi tuần, ít nhất hai lần tăng trên 50% so với mức thấp nhất (nadir), và một lần PSA tăng trên 2ng/mL.
Tiến triển hình ảnh: Xuất hiện từ hai tổn thương xương mới trên xạ hình trở lên hoặc tiến triển các tổn thương không phải xương theo tiêu chuẩn RECIST.
Sơ đồ 3.5. Điều trị UTTTL kháng cắt tinh hoàn
Tăng PSA sau phẫu thuật hoặc tia xạ triệt căn
Sơ đồ 3.6. Xử lý tăng PSA đơn thuần sau phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn
THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ
Sau phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn
Xét nghiệm PSA mỗi 3-6 tháng trong 5 năm, sau đó mỗi 6 tháng – 1 năm - Thăm trực tràng hằng năm; có thể không cần nếu PSA bình thường.
Nếu có di căn hạch; hoặc sau phẫu thuật có nguy cơ cao: Khám lâm sàng, PSA mỗi 1-3 tháng; xạ hình xương mỗi 6-12 tháng hoặc khi có triệu chứng.
Điều trị ức chế androgen
Khám lâm sàng, xét nghiệm PSA 1-3 tháng một lần
Định lượng testosterone 3-6 tháng một lần
Xạ hình xương mỗi 6-12 tháng hoặc khi có triệu chứng
Các người bệnh nên được sàng lọc đái tháo đường và rối loạn mỡ máu, cũng như nên định kỳ kiểm tra và bổ sung vitamin D và canxi.
PHỤ LỤC 1 -ĐÁNH GIÁ TUỔI THỌ DỰ KIẾN CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT CAO TUỔI (≥ 70 TUỔI) (THEO HƯỚNG DẪN CỦA HỘI NIỆU KHOA CHÂU ÂU - EAU 2008)
PHỤ LỤC 2 -TOÁN ĐỒ TIÊN LƯỢNG GIAI ĐOẠN BỆNH UTTTL DỰA TRÊN GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ PSA VÀ ĐIỂM GLEASON (PARTIN’S TABLES)
(Giá trị trong bảng là tỷ lệ % khả năng giai đoạn UTTTL, với độ tin cậy 95%)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh