Người bị bệnh viêm khớp cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống phù hợp để giúp làm giảm những cơn đau do bệnh hoành hành. Vậy, phương pháp tập luyện nào tốt cho người viêm khớp?
Tình trạng lười vận động, cộng thêm bệnh viêm khớp có thể dẫn đến hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe, bao gồm tiểu đường týp 2 và bệnh tim mạch. Hơn nữa, các triệu chứng như khả năng chịu đựng suy giảm, cơ bắp yếu, cứng khớp, khả năng giữ thăng bằng kém cũng có thể trầm trọng hơn nếu người bệnh không chịu vận động thân thể.
Sau đây là những phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tập luyện nhằm hạn chế tác hại của chứng viêm khớp và các bệnh thấp khớp khác một cách hiệu quả.
Uốn dẻo: giúp duy trì hoặc cải thiện sự linh hoạt của những khớp xương bị ảnh hưởng cũng như các cơ xung quanh. Những lợi ích của phương pháp này là điều chỉnh tư thế (đứng, ngồi, đi), giảm nguy cơ chấn thương và tăng cường chức năng vận động cho người bệnh. Ngoài việc thực hiện các bài tập vận động 5-10 lần mỗi ngày, người bệnh được khuyên nên căng duỗi cơ 3 ngày/tuần, mỗi động tác kéo dài khoảng 30 giây.
Luyện cơ bắp: bệnh nhân viêm khớp có thể thực hiện từ 8-10 bài tập dành cho các nhóm cơ chính (như bụng, hông, mông, đùi) từ 2-3 lần/tuần. Riêng với những người lớn tuổi, nên tập cá bài tập nhẹ nhàng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Tập aerobic: giúp kiểm soát thể trọng, cải thiện cảm xúc, giấc ngủ và sức khỏe nói chung. Những bài tập aerobic an toàn bao gồm đi bộ, thể dục nhịp điệu, thể dục dưới nước, đi xe đạp hoặc sử dụng các thiết bị như máy chạy bộ, máy đạp xe tại chỗ… Bệnh nhân viêm khớp nên thực hiện đều đặn những bài tập này khoảng 150 phút mỗi tuần, chia ra cho nhiều ngày.
Nhận thức bản thân: có tác dụng cải thiện tư thế, sự thăng bằng, cảm giác ở khớp xương, sự phối hợp trong việc thực hiện chức năng và thư giãn. Thái cực quyền và yoga là hai dạng bài tập kết hợp chặt chẽ các yếu tố nhận thức bản thân và được xem là rất hữu ích đối với bệnh nhân viêm khớp.
Bệnh nhân nên cố gắng duy trì ở mức có thể hoạt động hằng ngày, dọn dẹp nhà cửa hay nghề nghiệp bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân bệnh nhân. Tốt nhất là sử dụng trợ giúp kỹ thuật.
Đó là các dụng cụ giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa, và nghề nghiệp. Việc chọn lựa kỹ càng các máy móc điện gia dụng hay vòi nước sẽ giúp công việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn. Bệnh nhân cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo.
Trong VKDT, tổn thương bàn chân rất thường xuyên và có thể. Do vậy cần phải chọn giày thích hợp, cũng như có các chăm sóc thích hợp để tránh kích thích da chân. Nên chọn giày mềm, nhẹ bằng da chẳng hạn, giày mũi tròn, tránh các đường khâu bên trên đế giày kếp hay gối khi. Gót giày cao khoảng 3cm đôi khi cần đặt riêng giày cho các ngón chân bị biến dạng.
Có cả các loại giày chỉnh hình biến dạng do nhiệt thích hợp với tất cả các biến dạng khớp. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý.
Một số lời khuyên giúp bệnh nhân có được thói quen lao động và sinh hoạt tốt bệnh nhân cần ưu tiên đến sự tiện lợi. Cần tránh các động tác có hại đối với khớp và thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp. Cố gắng trong phạm vi có thể, giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay. Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên.
Đặc biệt chú ý khi viết. Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng cầm nắm, khi các khớp ngón tay bị cứng. Tuy nhiên không nên dừng việc khâu vá hay đan lát khi đó là công việc yêu thích của bạn. Ngón cái và ngón trỏ là hai ngón tay làm việc nhiều nhất.
Do vậy hãy làm việc với cả các ngón tay khác. Không nên cố vặn mở nắp nút chai hay lọ mà hãy dùng dụng cụ mở nút chai. Tránh ấn nút bằng ngón tay mà hãy dùng lòng bàn tay chẳng hạn. Không mang đồ vật bằng cách nắm các ngón tay lại. Ví dụ không nên mang chảo bằng cách cầm cán chảo mà nên nhấc cả chảo lên bằng 2 tay.
Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà.
Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết.
Người bệnh cần có hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ, vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này, và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.
Đó là điều trị bằng lao động, sử dụng các động tác để điều trị. Bao gồm giáo dục về các động tác nên làm, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, dạy cách thích nghi để làm tốt các công việc sinh hoạt hằng ngày, giữ gìn các khớp bị tổn thương. Người ta thường nói về tiết kiệm khớp.
Liệu pháp này giúp cho bệnh nhân thực hiện trách nhiệm dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng, hoạt động nghề nghiệp và nghỉ ngơi giải trí với sự trợ giúp kỹ thuật thích hợp, khiến cho thực hiện công việc trở nên dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể học nghề thủ công như đan lát để duy trì cơ và khớp.
Nó cũng giúp sửa các tư thể động tác chưa thích hợp. Sự lặp lại nhiều lần các hoạt động tay chân cho phép tự động hóa các động tác, tức là thành lập được thói quen tốt.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp tập luyện nếu cần có thể kết hợp với các phương pháp khác như châm cứu, vật lý trị liệu để có được hiệu quả cao nhất. Trường hợp cấp tính bạn có thể kết hợp dùng thuốc bổ khớp để nhanh khỏi bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh