MỘT VÀI NÉT CHUNG
Những người làm công tác truyền máu là người đem lại an toàn sự sống cho các bệnh nhân khi cần máu. An toàn này bao gồm: phần chuyên môn kỹ thuật phòng lây truyền các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường truyền máu và phần hạn chê đến mức tối đa các phản ứng miễn dịch trong dịch vụ truyền máu.
Về mặt miễn dịch trong truyền máu, phải kể đến vai trò của các kháng nguyên đồng loài trên bề mặt các tế bào máu bao gồm cả kháng nguyên hồng cầu (ABO, Rh, các nhóm máu hiếm) và kháng nguyên bạch cầu (HLA), tiểu cầu (HPA), các kháng nguyên dạng hòa tan trong huyết tương. Tương đương với các kháng nguyên này, các kháng thể đặc hiệu với chúng có thể sử dụng để nhận biết các kháng nguyên. Khi kháng nguyên gặp kháng thể đặc hiệu sẽ gây phản ứng bất đồng gây nhiều tai biến nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Vì vậy trong phạm vi phần này, chúng tôi giới thiệu các khía cạnh miễn dịch liên quan đến an toàn máu - an toàn sự sông cho người bệnh khi cần truyền máu.
Danh pháp và tên gọi:
Miễn dịch là khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các yếu tố "ngoại lai". Có nhiều cách phân loại:
Liên quan đến quá trình sống người ta phân hai loại:
Miễn dịch tự nhiên: được hình thành tự nhiên trong quá trình tiến hoá, như cơ chế bảo vệ của da, niêm mạc, cơ chế thực bào của bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể hệ ABO, kháng nguyên bạch cầu...
Miễn dịch mắc phải: được tạo nên trong quá trình sống do sự xâm nhập của kháng nguyên hay do tác động của môi trường làm thay đổi tổ chức của cơ thể như các tự kháng nguyên (autoantigen), tự kháng thể (autoantibodies), kháng thể chông bệnh nhiễm trùng, chống ung thư...
Liên quan đến tính đặc hiệu, người ta phân hai loại:
Miễn dịch không đặc hiệu: là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá...
Miễn dịch đặc hiệu: miễn dịch tạo nên do phản ứng kháng nguyên- kháng thể đặc hiệu như tan máu hoặc ngưng kết của các nhóm máu, phản ứng gây độc tế bào đặc hiệu, phản ứng kết tủa...
Liên quan đến tính cá thể người ta phân ba loại:
Tự miễn dịch (autologous immunity) do tổ chức cơ thể bị biến đổi tạo nên.
Miễn dịch đồng loại (allo-immunity) miễn dịch giống nhau giữa một số cá thể như miễn dịch nhóm máu.
Miễn dịch dị loại (hetero - immunity) miễn dịch khác nhau giữa các loài động vật như thỏ, chó, gia cầm, người...
Liên quan nơi tạo kháng thể, lại có thể phàn ra hai loại:
Miễn dịch thụ động (passive immunity): miễn dịch từ ngoài (động vật) đưa vào cơ thể như tiêm truyền huyết thanh có kháng thể đặc hiệu (kháng thể chông uốn ván...), truyền tê bào thực bào trong chông nhiễm trùng...
Miễn dịch chủ động (active immunity): miễn dịch do chính cơ thể tạo nên như kháng thể chống vi khuẩn, chống virus khi vaccin, hoặc nhiễm trùng, có thể có kháng thê bảo vệ.
KHÁNG NGUYÊN
Kháng nguyên
Được coi là các phân tử có khả năng gắn (phản ứng) với khống thể đặc hiệu, có khả nàng kích thích đáp ứng miễn dịch (immune response). Đáp ứng này có thể dương tính hoặc âm tính. Đáp ứng dương nghĩa là cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu chông lại kháng nguyên đã kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể đó. Đáp ứng âm là trạng thái khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, cơ thể dung nạp (tolerance) với kháng nguyên đó, nghĩa là các tê bào miễn dịch đã không đáp ứng để tạo ra kháng thể. Trạng thái này rất quan trọng trong việc cơ thể chấp nhận hay loại trừ các tổ chức đồng loài.
Phân loại kháng nguyên
Tự kháng nguyên (auto - antigen)
Kháng nguyên đồng chủng (Isoantigen)
Kháng nguyên idiotyp (idiotype antigen)
Kháng nguyên đồng loài (alloantigen)
Kháng nguyên dị loại (heteroantigen)
Đặc điểm kháng nguyên
Về cấu trúc, kháng nguyên có hai phần:
Phần đặc hiệu là phần kích thích sinh kháng thể đặc hiệu và phản ứng với khống thể đó. Phần này mang tính đặc hiệu của kháng nguyên (specificity).
Phần mang tính kháng nguyên, phần này có khả năng kích thích cơ thể đáp ứng mạnh hay yếu, còn gọi là phần mang tính kháng nguyên (antigenicity).
Trên cơ sở này lại có thể phân hai loại:
Kháng nguyên hoàn toàn là kháng nguyên có cả hai phần đặc hiệu và phần mang tính kháng nguyên;
Kháng nguyên không hoàn toàn là khống nguyên chỉ có phần đặc hiệu mà không có phần mang tính kháng nguyên, nếu có một mình, chúng không gây đáp ứng miễn dịch. Đó là các hapten, như hoá chất, thuốc. Các hapten khi vào cơ thể, liên kết với protein tạo thành kháng nguyên hoàn toàn. Khi này chúng mới có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch, đồng thời đây cũng là nguồn gốc của tự kháng nguyên, đó là các protein của cơ thể bị biến đổi khi liên kết với hapten. Trường hợp này có thể tạo ra ba loại: khống thể chống hapten, kháng thể chống protein mang và kháng thể chống cả hapten và protein mang.
KHÁNG THỂ
Khái niệm chung về kháng thể
Kháng thể là các globulin miễn dịch viết tắt là Ig (immunoglobulin) được tạo nên bởi B lympho khi đáp ứng với kháng nguyên, gọi là miễn dịch dịch thể (humoral Immunity). Còn đáp ứng của T lympho với kháng nguyên tạo ra các tế bào độc, các tế bào này có thể trực tiếp nhận biết kháng nguyên trên bề mặt tế bào và hủy diệt kháng nguyên đó, gọi là miễn dịch tế bào (cellular immunity).
Kháng thể dịch thể, tùy theo loại kháng nguyên có các tên gọi khác nhau:
Tự kháng thể: kháng thể chống lại kháng nguyên do chính bản thân cơ thể tạo nên. Do tổ chức của cơ thể chưa dung nạp với hệ thông trả lời miễn dịch, hoặc do bị biến đổi trong qúa trình sống do cốc tác nhân hoá chất, tia xạ...
Khống thể đồng loại (alloantibody): cơ thể tạo kháng thể chông lại kháng nguyên từ cá thể khác cùng loài.
Kháng thể dị loại: có thể sản xuất các kháng thể chống lại các kháng nguyên từ cá thể khác loài.
Hai loại kháng thể đầu thường gặp trong phòng thí nghiệm ngân hàng máu, còn loại thứ ba, do gây mẫn cảm ở súc vật chống kháng nguyên của người.
Có năm lớp kháng thể: IgA, IgM, IgG, IgD và IgE. Các kháng thể IgM và IgG liên quan nhiều đến các kháng nguyên nhóm máu, còn IgA và các Ig khác rất ít liên quan.
Đặc điểm sinh hoá học của kháng thể dịch thể
Các phân tử kháng thể được cấu trúc chung bởi 4 chuỗi đa peptid, trong đó có 2 chuỗi nặng H (heavy Chain) và 2 chuỗi nhẹ L (light Chain). Các chuỗi này được liên kết với nhau bởi cầu disulfur (-S-S-). Cốc chuỗi nhẹ của các Ig có 2 kiểu: Lambda (X) và Kappa (K). Chuỗi Kappa chiêm 65%, chuỗi Lambda chiếm 35%. Chuỗi nặng lại đặc trưng cho từng Ig: chuỗi nặng của IgG ký hiệu là γ, IgA là α, IgM là β, IgD là δ, IgE là ε.
Nếu cắt phân tử IgG bằng papain ta được hai phần: phần gắn kháng nguyên (fragment antigen binding) ký hiệu là Fab, phần gắn bổ thể hoặc ái tế bào, ký hiệu là Fc (fragment cytophil).
Phần gắn kháng nguyên trên chuỗi nặng H và chuỗi nhẹ L lại có 2 vùng khác nhau: vùng các acid amin, đây là vùng cực kỳ thay đổi (various region), ký hiệu là V. Vùng các acid rất ít thay đổi, gọi là vùng cố định (constant region). Vùng thay đổi V tạo nên các kháng thể đặc hiệu. Sự thay các acid amin ở vùng này cũng đồng thời là tạo ra các kháng nguyên idiotip (Idiotype antigen) (hình 1.4 và 1.5).
Đặc điểm cấu trúc của từng Ig:
IgG có 4 dưới lớp (subclass) đó là IgGl, IgG2, IgG3, IgG4.
IgM được cấu trúc bởi 5 đơn vị - mỗi đơn vị cấu trúc như 1 phân tử IgG. Các phân tử này liên kết với nhau bởi cầu SH (hình 1.5), IgM có trọng lượng phân tử lớn nhất (bảng 1.3).
IgA có hai loại: IgA huyết thanh, IgA này có 2 dưối lớp IgAal và IgAa2; IgA tiết (secretary IgA), IgA tiết được cấu trúc bởi 2 phân tử IgA (dimer) liên kết với nhau bởi mảnh tiết và cầu nối "J" (hình 1.5), IgA có trong sữa mẹ, dịch nước bọt, dịch tiết đường tiêu hoá...
Hình 1.4. Sơ dồ cấu trúc của globulin miễn dịch
Hai chuỗi nặng (H) Vùng thay đổi (V)
Hai chuỗi nhẹ (L) Vùng cố định (C)
Tận cùng - N-, Tận cùng c
Cấu trúc nói trên đại diện chung cho cả 5 lớp Immunoglobulin.
Trọng lượng phân tử: các Ig có trọng lượng phân tử khác nhau và hàm lượng trong huyết thanh cũng khác nhau (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Một số đặc điểm sinh học của các Ig
Bảng 1.4. Chức năng của Ig
Kháng thể idiotyp: chuỗi acid amin trong vùng cực kỳ thay đổi (hypervariable segments) có thể nhận biết một số kháng huyết thanh (thường huyết thanh của động vật khác loài) như một kháng nguyên. Dạng kháng nguyên này gọi là idiotopes và kháng thể tạo ra chống lại chúng được gọi là antiidiotopes. Các idiotopes đều nằm ở vùng cực kỳ thay đổi. Các anti-idotypes có thể bị ức chế bằng các hapten, vì các hapten khi tiếp xúc với vùng cực kỳ thay đổi của kháng thể miễn dịch có thể phong toả đường vào của antiidiotyp để phản ứng với idiotopes.
Xem tiếp: Miễn dịch cơ bản ứng dụng trong huyết học -truyền máu (P2)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh