Test vi khuẩn HP là việc sử dụng các phương pháp y tế cần thiết để phát hiện ra sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể phát hiện sớm các bệnh lý dạ dày tá tràng và xác định tình trạng bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cách test vi khuẩn HP được sử dụng, hẳn bạn sẽ băn khoăn liệu phương pháp nào mới là tốt nhất? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra đáp án.
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày bằng cách bám vào niêm mạc dạ dày. Để thích nghi và tồn tại được trong môi trường acid của dạ dày người, vi khuẩn HP tiết ra một loại enzyme gọi là Urease có tác dụng giúp chúng trung hòa acid.
Trong quá trình hoạt động và phát triển trong dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tạo ra những tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày và tá tràng bị viêm – loét. Từ đó chúng gây nên các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính và thậm chí là ung thư dạ dày nếu như tình trạng bệnh nghiêm trọng. Theo kết quả từ các nghiên cứu thực tế, khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm phải cũng rất cao. Ước tính trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Riêng tại Việt Nam, con số này lên tới mức 70%.
Những người nhiễm khuẩn HP thường có bệnh lý dạ dày phức tạp, dai dẳng khó dứt hơn so với người bị bệnh dạ dày nhưng không có vi khuẩn HP. Chính vì thế, xét nghiệm vi khuẩn HP thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khi người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng với các dấu hiệu dai dẳng, tiến triển nặng bất thường. Sau một thời gian điều trị, xét nghiệm này cũng có thể được lặp lại để kiểm tra xem người bệnh đã hoàn toàn loại bỏ được vi khuẩn HP trong dạ dày hay chưa.
Một số triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng mà bạn cần lưu ý để thực hiện test HP kịp thời:
Dưới đây là 4 phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP được các bệnh viện và cơ sở y tế sử dụng rộng rãi.
Phương pháp sinh thiết được tiến hành bằng cách nội soi dạ dày. Cụ thể, trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí có tổn thương dạ dày để làm xét nghiệm.
Các mẫu sinh thiết này sẽ được kiểm tra bằng test urease nhanh, nuôi cấy vi khuẩn hoặc sinh thiết mô bệnh học để xác định vi khuẩn HP có tồn tại trong dạ dày người bệnh hay không. Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá vị trí tổn thương, mức độ tổn thương dạ dày một cách chính xác và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Với nhiều bước tiến mới trong công nghệ nội soi không đau, sinh thiết là một cách test HP hoàn toàn an toàn và phù hợp cho mọi người bệnh.
Một phương pháp khác giúp phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày được khuyên dùng là kiểm tra hơi thở, thường được gọi là test hơi thở Ure.
Đầu tiên, người bệnh sẽ được uống 1 viên thuốc hoặc dung dịch có chứa Urea gắn phân tử Cacbon đồng vị C13 hoặc C14. Nếu có Hp trong dạ dày thì Hp sẽ tạo ra men urease và thủy phân Urea trong thuốc uống vào thành Amoniac và khí cacbonic. Cả khí cacbonic và phân tử C13 hoặc C14 này đều được hấp thụ vào máu rồi đào thải qua phổi.
Lúc này, bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh một thiết bị để thở vào đó:
Sau đó, hơi thở của người bệnh sẽ được đo lường lượng C13 hoặc C14 thải ra, từ đó xác định được sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày.
Test vi khuẩn HP bằng hơi thở cho kết quả rất chính xác, thao tác xét nghiệm cũng diễn ra rất nhanh, bệnh nhân không bị can thiệp nên có thể dùng dễ dàng trên cả trẻ em. Phương pháp này đặc biệt hữu ích đối với những đối tượng đã chữa trị vi khuẩn HP và cần đánh giá lại hiệu quả điều trị.
Thông thường, nếu vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích để tạo ra kháng nguyên chống lại, một phần những kháng nguyên này sẽ đào thải ra cùng phân.
Với phương pháp này, mẫu phân của người bệnh sẽ được thu thập để phân tích và xét nghiệm nhằm tìm ra kháng nguyên của vi khuẩn HP. Đây cũng là một cách có thể được thực hiện dễ dàng, chính xác, chi phí hợp lý nhưng thời gian cho kết quả lại không nhanh.
Vì lẽ đó, xét nghiệm này thường ít được dùng để sàng lọc sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày mà nhằm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ở bệnh nhân đã nhiễm khuẩn HP.
Tương tự như cơ chế tạo thành kháng nguyên, khi bị nhiễm khuẩn HP, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể kháng HP. Loại kháng thể này có ở trong máu và có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu để test vi khuẩn HP cũng là cách làm phổ biến, tuy nhiên đây không phải là loại xét nghiệm được ưu tiên lựa chọn vì khả năng cho kết quả dương tính giả khá cao. Có 2 nguyên nhân có thể gây ra kết quả này:
Mỗi phương pháp test vi khuẩn HP trên đây đều có những đặc điểm và ưu thế nhất định. Bạn nên căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mục đích xét nghiệm và tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình.
Sau khi thu được kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ xây dựng cho từng người bệnh một phác đồ điều trị riêng biệt để có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP và chữa lành những tổn thương trong dạ dày, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh