Là kỹ thuật chiếu tử ngoại toàn thân hay còn gọi là tắm tử ngoại.
Tác dụng chính gây hiệu ứng lý và sinh học đối với cơ thể.
Điều trị từng người hay nhóm.
Để bù đắp lại sự thiếu hụt ánh sáng mặt trời (sống trong nơi thiếu ánh sáng).
Tăng sức đề kháng của cơ thể, phục hồi sức khỏe sau khi khỏi bệnh, dự phòng trong các vụ dịch.
Phòng và điều trị còi xương, chậm phát triển vận động ở trẻ em.
Một số bệnh rối loạn chuyển hóa và thần kinh chức năng.
Lao phổi tiến triển
Ung thư
Cường giáp trạng (basedow)
Cơ thể quá suy kiệt, đang sốt, đang xuất huyết
Quá mẫn cảm với tia tử ngoại
Người thực hiện: kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, bác sỹ Phục hồi chức năng.
Phương tiện
Đèn tử ngoại: phù hợp, kiểm tra các thông số kỹ thuật.
Các phụ kiện.
Kính bảo vệ mắt, vải che.
Phòng điều trị kín đáo
Đồng hồ dây, thước đo khoảng cách.
Giải thích, chỉ dẫn tư thế phù hợp (nằm, đứng)
Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị vật lý.
Cởi bỏ quần áo, che cơ quan sinh dục ngoài, che mặt, đeo kính bảo vệ mắt.
Bật đèn trước 2-3 phút.
Xác định khoảng cách từ đèn đến bề mặt da của cơ thể người bệnh, thường từ 70 - 100cm.
Chiều đèn phía trước và phía sau cơ thể, liều lần đầu và tăng dần các lần sau theo chỉ định.
Hết thời gian tắt đèn, kiểm tra và thăm hỏi, dặn dò người bệnh.
Ghi chép phiếu điều trị.
Phần lớn do quá mẫn cảm (hoa mắt, choáng váng). Người điều trị nghỉ ngơi theo dõi.
Dự phòng trong một số vụ dịch
Dùng đèn có công suất cao (500-1000w) và có thể phát tử ngoại ra xung quanh (đèn tròn đứng)
Đèn để giữa, người cần chiếu lần lượt đi chậm theo một vòng quanh đèn khoảng cách 2 - 3m tùy công suất đèn.
Không cần cởi quần áo, đeo kính hoặc không nhìn vào đèn.
Trong vụ dịch nhiều tập thể ngày 1 lần và liên tục 5 đến 7 ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh