Nghiên cứu được thực hiện trên 20 người ở độ tuổi thanh thiếu niên trong thời gian 3 ngày 2 đêm. Một tuần trước khi bắt đầu, những người tham gia nghiên cứu được kiểm tra thói quen khi ngủ bằng nhật ký giấc ngủ. Sau đó, họ được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm:
Sau khi kết thúc thử nghiệm, những người tham gia cung cấp mẫu máu trước và sau khi ăn để đánh giá mức độ melatonin và glucose. Họ cũng được đo đa ký giấc ngủ để đánh giá chất lượng giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng trên 100 lux khi ngủ làm tăng nhịp tim khi ngủ và kháng insulin vào sang hôm sau. So với nhóm ngủ trong ánh sáng mờ, những người tham gia tiếp xúc với ánh sáng trên 100 lux có giấc ngủ không chất lượng và bị gián đoạn giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu ghi nhận không có sự thay đổi nào giữa các biện pháp kích thích vỏ não, sự phân mảnh giấc ngủ, mức melatonin giữa hai nhóm. Họ cho rằng điều này có thể là do chỉ có 5-9% ánh sáng được truyền qua mí mắt khi ngủ.
Tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ có thể gây ra sự gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và quá trình bài tiết melatomin. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra sự thay đổi nhỏ về kháng insulin ở những người tham gia nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết, ánh sáng làm kích hoạt các vùng não, điều chỉnh hệ thần kinh tự trị làm thay đổi nhịp tim và kháng insulin.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nghiên cứu được thực hiện trên 20 người khỏe mạnh, vì vậy kết quả có thể không đáp dụng được cho những người lớn tuổi hoặc những người có bệnh đi kèm. Ngoài ra tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe cơ tim tùy theo giới tính và chủng tộc. Các tác động của cường độ ánh sáng khi ngủ, thời lượng và bước sóng cũng không được đề cập trong nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho biết, thí nghiệm được thực hiện trong thời gian ngắn vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ để đưa ra kết quả chính xác hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh