✴️ Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trẻ chậm phát triển trí tuệ (P1)

Nội dung

SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KINH, VẬN ĐỘNG BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ EM

Trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi

Trẻ 4 - 6 tháng tuổi

Trẻ 7 - 9 tháng tuổi

Trẻ 10 - 12 tháng tuổi

Trẻ 13 - 18 tháng

Trẻ 24 tháng

Trẻ 36 - 48 tháng

Trẻ 5 tuổi

Trẻ  6 - 7 tuổi

Trẻ 8 - 9 tuổi

Trẻ 10 - 12 tuổi (thời kỳ tiền dậy thì)

Trẻ 13 - 15 tuổi: Thời kỳ dậy thì

 

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Giới thiệu

Chậm phát triển trí tuệ (PTTT) là tình trạng:

Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm.

Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi.

Chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an toàn, học tập, sở thích và việc làm.

Phân loại

Chậm PTTT mức độ nhẹ

Không cần trợ giúp thường xuyên.

Có khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Có khả năng tự chăm sóc và làm các công việc đơn giản.

Có thể đi học.

Chậm PTTT mức độ trung bình

Cần trợ giúp thường xuyên ở các mức độ khác nhau.

Có khả năng giao tiếp bằng lời nói nhưng nghèo nàn, không rõ nghĩa.

Có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản nếu được huấn luyện từ nhỏ.

Có thể đi học song gặp nhiều khó khăn hơn.

Chậm PTTT mức độ nặng

Cần sự trợ giúp thường xuyên hàng ngày một cách tích cực.

Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản.

Không thể đi học.

Chậm PTTT mức độ rất nặng

Cần sự trợ giúp đặc biệt thường xuyên ở mức độ cao nhất.

Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản.

Không thể đi học.

Các khó khăn mà trẻ chậm PTTT gặp phải:

Mức độ khó khăn phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển trí tuệ.

Vấn đề tự chăm sóc:

Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tự chăm sóc và đi vệ sinh.

Một số trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ có thể có khó khăn khi ăn uống do thở bằng miệng, khe hở môi-hàm ếch, lưỡi dày và luôn thè ra ngoài, chảy nước dãi.

Trẻ có khó khăn trong việc đi lại trong cộng đồng và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Vấn đề học tập

Kỹ năng chơi không phát triển.

Trẻ có khó khăn về đọc và học hành.

Vấn đề sở thích

Trẻ chỉ có vài sở thích và mối quan tâm.

Vấn đề vận động cảm giác

Trẻ có chậm phát triển vận động so với tuổi.

Trẻ có thể có các vấn đề về cột sống và khớp: gù, vẹo, ưỡn cột sống; trật khớp háng; cứng khớp cột sống, khuỷu, háng, vai; tăng tầm vận động của khớp và duỗi khớp quá mức.

Trẻ có thể có các biến dạng bàn tay như: thừa ngón, ngón tay ngắn, dính ngón, mất ngón, toè ngón...

Trẻ có thể có tăng động hoặc giảm vận động.

Trẻ có thể có mất điều phối vận động.

Trẻ có thể bị động kinh.

Trẻ có thể có các dị tật về nhìn như lác mắt, sụp mí, rung giật nhãn cầu.

Trẻ có thể có giảm hoặc tăng ngưỡng cảm nhận về sờ, tiền đình, cảm thụ bản thể sâu, nhìn, nghe, nếm, ngửi, đau.

Trẻ có thể bị giảm thính lực.

Trẻ có thể có các hành vi bất thường như tự kích thích (đập đầu, quay đầu...)

Nhận thức

Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.

Trí nhớ ngắn qua nhìn, nghe kém.

Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.

Khó khăn khi định hướng.

Tâm lý - xã hội

Trẻ có thể kém tưởng tượng.

Trẻ có thể tự kích động mình: đập đầu, lăn đùng ra đất.

Trẻ có thể tự kích dục (sờ bộ phận sinh dục, thủ dâm).

Trẻ có thể kém tự điều khiển nội tâm.

Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình.

Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.

Trẻ có thể kém khi giao tiếp qua lại một - một, trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn.

Nguyên nhân và phòng ngừa

Nguyên nhân

chậm PTTT có thể do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh dưới đây gây tổn thương não ở trẻ em.

Yếu tố nguy cơ trước sinh

Đột biến nhiễm sắc thể: Hội chứng Down.

Bệnh chuyển hoá - di truyền.

Nhiễm trùng trong bào thai (nhiễm rubella, cúm..).

Mẹ dùng thuốc (nghiện rượu, ma tuý và một số thuốc khác).

Suy dinh dưỡng bào thai (Cân nặng khi sinh dưới <2500g).

Yếu tố nguy cơ trong sinh

Đẻ non dưới 37 tuần.

Ngạt khi sinh phải điều trị bằng ôxy, thở máy.

Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.

Vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh (bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê).

Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng.

Chảy máu não-màng não.

Yếu tố nguy cơ sau sinh

Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não.

Suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau.

Chấn thương sọ não.

Ngộ độc.

Động kinh không kiểm soát được.

Suy dinh dưỡng nặng.

Một số hội chứng nội tiết-chuyển hoá-di truyền.

Không rõ nguyên nhân

Phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em

Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ, không được uống thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.

Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.

Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não gây chậm PTTT.

Phát hiện sớm

Dấu hiệu chung để nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Khả năng đáp ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với điều người khác nói, với mọi việc diễn ra xung quanh.

Khả năng diễn đạt không rõ ràng về các suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân.

Khả năng tiếp thu chậm về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời.

Khả năng hiểu chậm về những điều gì nghe, sờ, nhìn thấy.

Khả năng ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.

Khả năng tập trung kém trong mọi hoạt động.

Khả năng nhớ hạn chế: Trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều, trí nhớ dài hạn ít bị ảnh hưởng hơn.

Kém điều hợp vận động toàn thân hoặc các vận động khác khó khăn (mút, nhai, ăn, sử dụng bàn tay).

Chậm phát triển vận động thô ( lẫy, ngồi, bò, đứng, đi), vận động tinh (sử dụng bàn tay).

Rối loạn hành vi: đập phá, đập đầu vào vật...

 

MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Hội chứng Down

Định nghĩa

Là một bệnh gây nên bởi rối loạn nhiễm sắc thể (thừa NST 21) biểu hiện bằng chậm phát triển vận động và trí tuệ.

Dấu hiệu nhận biết sớm

Ngay sau sinh trẻ mềm nhẽo, ít khóc.

Bộ mặt đặc biệt: Mắt xếch, mí mắt lộn lên đôi khi bị lác, tai thấp, miệng trễ và luôn há, hàm ếch cao và hẹp, lưỡi dày và hay thè ra ngoài.

Đầu nhỏ và ngắn, gáy phẳng, cổ ngắn, vai tròn.

Bàn tay ngắn và to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Có 1 đường vân sâu nằm ngang đường bàn tay.

Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón chân cái toè. Khớp háng, cổ chân, khuỷu lỏng lẻo.

Trương lực cơ giảm.

Chậm phát triển về vận động: lẫy, ngồi, bò, đứng, đi.

Chậm phát triển về trí tuệ: chậm nói, chậm hiểu ngôn ngữ, khó khăn khi học các kỹ năng tự chăm sóc.

Cứ 10 trẻ Down có 1 trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổn thương tuỷ sống và bị liệt.

Cứ 3 trẻ Down có 1 trẻ mắc bệnh tim.

Không có khả năng có con.

    

Bệnh Suy giáp trạng

Định nghĩa

Là tình trạng thiếu hormon phát triển Thyroid của tuyến giáp gây nên chậm PTTT.

Dấu hiệu nhận biết sớm

Xét nghiệm

Hoocmon giáp trạng bất thường: T3 và T4 giảm, TSH tăng.

Động kinh không kiểm soát được

(Xem bài Động kinh)

Can thiệp Sớm

Phục hồi chức năng (PHCN)/điều trị y học

Nguyên tắc

Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện bệnh chậm PTTT.

Can thiệp PHCN phối hợp với giáo dục mẫu giáo, tiểu học.

Phối hợp can thiệp tại các trung tâm, trường mầm non và chương trình can thiệp tại nhà.

Khám đánh giá về sự phát triển vận động thô - tinh, giao tiếp-ngôn ngữ, cá nhân-xã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa PHCN hoặc các trung tâm PHCN tại địa phương.

 

MỤC TIÊU

Kích thích sự phát triển về vận động thô.

Kích thích sự phát triển về vận động tinh của hai bàn tay.

Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.

Kích thích sự phát triển trí tuệ.

 

XEM TIẾP

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top