✴️ Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trẻ chậm phát triển trí tuệ (P2)

Nội dung

CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP SỚM

Vận động

Xoa bóp.

Các kỹ thuật tạo thuận lẫy,ngồi, bò, đứng đi.

Hoạt động trị liệu

Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay.

Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.

Ngôn ngữ trị liệu

Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm

Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.

Giáo dục mầm non

Thuốc: Động kinh, Hormon giáp trạng, cerebrolysin, điều trị còi xương nếu có bệnh.

 

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và thân mình.

Xoa bóp cơ tay: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên phía tay cần xoa. Tiến hành vuốt mơn trên da trẻ, chà xát lòng bàn tay- mu tay, nhào cơ, rung cơ cẳng tay, cánh tay.

Xoa bóp chân: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng phía dưới chân cần xoa. Tiến hành xoa vuốt mơn, chà xát lòng bàn chân-mu chân, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ bắp chân, đùi.

Xoa bóp cơ lưng: Trẻ nằm sấp trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên cạnh trẻ. Tiến hành xoa vuốt mơn, miết dọc 2 bên cột sống- cạnh xương chậu kẽ xương sườn, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ.

Bài tập 2. Tạo thuận nâng đầu bằng tay

Mục tiêu: Giúp trẻ nâng đầu cổ tốt hơn.

Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp ở tư thế gập háng và gối.

Một tay ta cố định trên mông trẻ, tay kia dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn day mạnh

dọc theo hai bên đốt sống từ cổ xuống thắt lưng.

Kết quả mong muốn: Trẻ nâng đầu và duỗi thẳng thân mình.

Bài tập 3. Tạo thuận lẫy

Mục tiêu: Giúp trẻ lật ngửa sang sấp.

Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa. Chân phía dưới duỗi. Gập một chân trẻ và nhẹ nhàng đưa chéo qua người trẻ. Khi trẻ đã nằm nghiêng ta từ từ đẩy thân mình trẻ sang bên đó và đợi trẻ tự lật nghiêng người.

Kết quả mong muốn: Trẻ có thể phối hợp lật nghiêng người từ nằm ngửa sang sấp.

Bài tập 4. Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn, hoặc trên ghế

Mục tiêu: Tăng khả năng điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.

Kỹ thuật:

Đặt trẻ ngồi trên sàn. Dùng hai tay cố định hai đùi trẻ. Đẩy nhẹ người trẻ sang bên, ra trước sau.

Để trẻ tự điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi.

Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.

Bài tập 5. Tạo thuận bò trên đùi ta

Mục tiêu: Tăng khả năng giữ thăng bằng thân mình ở tư thế bò.

Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên đùi ta, chân dưới gập, chân trên duỗi thẳng. Dùng một tay cố định trên mông trẻ,

tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về phía trước và hỗ trợ nâng thân trẻ bằng đùi ta khi trẻ bò.

Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thẳng chân trên, thân mình thẳng.

Bài tập 6. Tạo thuận ngồi xổm và ngồi đứng dậy

Mục tiêu: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ở tư thế ngồi xổm.

Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi xổm, ta quỳ phía sau trẻ, dùng hai tay cố định ở hai gối trẻ. Dồn trọng lượng của trẻ lên hai bàn chân. Để trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm. Bảo trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của ta.

Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thăng bằng thân mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút.. .

Bài tập 7. Tạo thuận đứng bám có trợ giúp bằng tay

Mục tiêu: Tăng khả năng thăng bằng ở tư thế đứng.

Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào mép bàn, hoặc trước bàn với hai chân đế rộng hơn vai. Ta dùng hai tay cố định ở đùi hoặc háng trẻ. Đặt vài đồ chơi trên bàn.

Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng ở khớp gối, bàn chân đặt vuông góc xuống sàn.

 

HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU

Hoạt động trị liệu bao gồm.

Huấn luyện vận động tinh của hai bàn tay:

Kỹ năng cầm đồ vật.

Kỹ năng với cầm đồ vật.

Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày:

Kỹ năng ăn uống.

Kỹ năng mặc quần áo.

Kỹ năng đi giày dép.

Kỹ năng vệ sinh cá nhân: tắm rửa, đánh răng, rửa mặt.

Kỹ năng nội trợ: đi chợ, tiêu tiền, nấu nướng, dọn dẹp.

Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp:

Chọn nghề.

Học nghề cho phù hợp.

Nguyên tắc dạy trẻ

Chia một hoạt động cần dạy trẻ ra thành từng bước nhỏ.

Giải thích và làm mẫu các bước của hoạt động đó.

Sau đó dạy trẻ từng bước một từ đầu đến cuối hoặc từ cuối lến đầu.

Để trẻ tự tham gia bước nó thích nhất, ta làm nốt các bước khác.

Khen trẻ sau mỗi bước trẻ tự làm hoặc tham gia làm.

Khi trẻ làm tốt một bước, dạy trẻ làm thêm một bước nữa.

Giảm dần sự trợ giúp và tăng dần sự tự lập của trẻ.

Ví dụ: Dạy trẻ hoạt động mặc áo:

Chia hoạt động mặc áo thành 5 bước nhỏ.

Cách dạy

Ta sẽ nói và làm mẫu từ bước 1 đến bước 4, trẻ sẽ làm bước 5.

Nếu trẻ làm được, trẻ sẽ được thưởng.

Sau khi làm bước 5 được dễ dàng, yêu cầu trẻ làm bước 3 và bước 4 sau khi chúng ta giúp trẻ làm bước 1 và bước 2. Cuối cùng là bước 2 và bước 1.

Sau khi làm được thành thạo các bước, trẻ sẽ bắt đầu tự mặc áo từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng.

Người hướng dẫn có thể sẽ phải cầm tay trẻ để trợ giúp các bước.

 

XEM TIẾP

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top