Bạch truật: 6g , toan táo nhân: 3g, trần bì: 4,5g, hậu phác: 4,5g, cam thảo: 1,5g, gừng 3g, nước lọc 600ml. Tất cả đem sắc, lọc dùng ngày chia 3 lần.
Dùng trực tiếp: cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa cà phê. Không dùng liên tục quá 3 tuần.
Theo kinh nghiệm của Dân tộc Tày sử dụng 30-50g chè dây sắc hoặc hãm nước uống hàng ngày chữa đau dạ dày. Đợt điều trị liên tục từ 15-30 ngày liên tục.
Mộc hương:6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo: mỗi vị 12g, xuyên khung:10g, a giao, đại táo mỗi vị 8g, ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng: 2g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Trần bì 8g, hoắc hương 8g, gừng sống 3 lát, sắc với 200 ml nước, cô đặc còn 50ml, dùng trong ngày (Theo Nam dược thần hiệu).
Gừng là loại gia vị đã rất quen thuộc với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói chung. Chúng có tính ấm, có khả năng xoa dịu khó chịu, đau đớn vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra. Hơn nữa, gừng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, vì thế mà chứng trào ngược và tình trạng buồn nôn, đầy bụng cũng được cải thiện.
Bạn có thể sử dụng gừng làm gia vị chế biến món ăn hoặc pha thành trà uống rất tiện lợi. Cách pha trà như sau:
Dùng 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
Đun trong nồi nước nhỏ cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.
Lấy nước uống, chia ra uống trước mỗi bữa ăn.
Uống nước gừng khi ấm là tốt nhất, vì thế không nên trữ lạnh hoặc nấu quá nhiều một lần.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh