Tập đi với bàn xương cá là biện pháp tập giúp cải thiện khả năng đi lại của người bệnh có biến dạng xoay của bàn chân.
CHỈ ĐỊNH
Bàn chân bị biến dạng xoay trong hoặc xoay ngoài.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các biến dạng khác của bàn chân
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, người được đào tạo chuyên khoa.
Phương tiện
Bàn xương cá.
Thanh song song
Người bệnh
Đi giày hoặc nẹp (nếu có) cho người bệnh
Giải thích cho bệnh nhi (bệnh nhi có khả năng hiểu) và gia đình bệnh nhi biết việc mình sắp làm.
Hướng dẫn bệnh nhi (trẻ có khả năng hiểu) những điều cần thiết
Hồ sơ bệnh án:
Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa
Lượng giá các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và tình trạng người bệnh.
Đọc kỹ phiếu điều trị.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tập đi với bàn xương cá cho người bệnh bàn chân bị xoay trong
Người bệnh có khả năng tự đi:
Thực hiện kỹ thuật:
Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng ra ngoài, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh ngoài của xương cá để chân xoay ra ngoài. - Để người bệnh tự đi, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).
Kỹ thuật viên đi sau người bệnh để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.
Tập đi cho người bệnh 10 phút/lần, ngày 3 lần
Người bệnh không có khả năng tự đi nhưng có khả năng đi trong thanh song song
Thực hiện kỹ thuật:
Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng ra ngoài và 2 tay bám vào thanh song song, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh ngoài của xương cá để chân xoay ra ngoài.
Để người bệnh tự đi bằng cách bám vào thanh song song, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).
Kỹ thuật viên đi sau hoặc đi bên ngoài thanh song song để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.
Tập đi cho người bệnh 10 phút/lần, ngày 3 lần
Tập đi với bàn xương cá cho người bệnh bàn chân bị xoay ngoài.
Người bệnh có khả năng tự đi
Thực hiện kỹ thuật:
Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng vào trong, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh trong của xương cá để chân xoay vào trong.
Để người bệnh tự đi, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá và quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).
Kỹ thuật viên đi sau người bệnh để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.
Tập đi cho người bệnh 10 phut/lần, ngày 3 lần
Người bệnh không có khả năng tự đi nhưng có khả năng đi trong thanh song song
Thực hiện kỹ thuật:
Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng vào trong và 2 tay bám vào thanh song song, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh trong của xương cá để chân xoay vào trong.
Để người bệnh tự đi bằng cách bám vào thanh song song, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).
Kỹ thuật viên đi sau hoặc đi bên ngoài thanh song song để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.
Tập đi cho người bệnh 10 phút/lần, ngày 3 lần.
THEO DÕI
Trong quá trình tập luyện cần theo dõi tránh tập quá sức.
Theo dõi sự tiến triển của người bệnh.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Trong khi tập, người bệnh có thể bị ngã.
Xử trí: Phải luôn có một người đi cạnh để trợ giúp người bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh