Trong một số trường hợp rất nặng, người bị tiêu chảy còn xuất hiện các dấu hiệu như buồn nôn, chướng bụng và có thể là mất nước. Tiêu chảy nên được điều trị ngay lập tức vì bệnh có thể diễn biến rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để có thể ngăn chặn bệnh tiêu chảy mà không phải đến gặp bác sỹ, hãy thử làm 1 trong số 10 giải pháp đến từ tự nhiên dưới đây. Tuy nhiên, nếu sau khi áp dụng mà bệnh tiêu chảy vẫn không giảm bớt, hãy đến gặp bác sỹ ngay.
Trong khi bị tiêu chảy, cơ thể chúng ta sẽ đào thải cả những lợi khuẩn (probiotic) ra ngoài. Đây là những lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh. Việc đào thải này sẽ làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn có thể giúp thiết lập lại sự cân bằng này.
Tuy nhiên, một điều nên nhớ khi mua sữa chua đó là, loại sữa chua tốt nhất để ngăn chặn tiêu chảy là sữa chua nguyên chất, chứ không phải sữa chua có vị nha đam, hay vị dâu mà bạn yêu thích. Bạn có thể thêm một vài lát chuối để ăn cùng với sữa chua, và ăn 2 lần/ngày để giảm tiêu chảy.
Theo một nghiên cứu tại trường đại học trực thuộc Trung tâm Y tế Maryland, có khoảng 75% số người tham gia nghiên cứu sử dụng tinh dầu bạc hà và nhận thấy có sự suy giảm rõ rệt các dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Để làm trà bạc hà, bạn có thể pha một thìa canh lá bạc hà khô với một cốc nước nóng. Chờ sau 10 phút và thưởng thức.
Gừng được biết đến rất nhiều về các giá trị sử dụng trong y học để làm giảm các vấn đề về hệ tiêu hóa. Gừng có thể làm giảm đau bụng và giảm đầy hơi do thức ăn lên men trong bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, gừng còn có thể giúp dạ dày tăng tiết dịch dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa.
Hãy làm đơn giản như sau: pha hai thìa canh rễ gừng băm nhỏ với nước nóng. Bạn có thể thêm một chút mật ong vào hỗn hợp này để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá 4g gừng một ngày vì việc này sẽ phản tác dụng và khiến bạn đi ngoài nhiều hơn.
Loại trà này được biết đến rộng rãi với tác dụng làm thư thái tinh thần nhưng ít khi được biết đến với tác dụng làm dịu đường tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoa cúc có khả năng hạn chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại nhất định trong đường ruột – và đó là một trong số rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy nặng.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy trà hoa cúc dưới dạng túi lọc ở các siêu thị. Pha một ấm trà hoa cúc và uống 3 lần/ngày để không làm tình trạng tiêu chảy tiến triển nặng hơn.
Mật ong rất nổi tiếng với nhiều công dụng khác nhau. Ngoài việc làm dịu cổ họng trong bệnh viêm họng, giúp các vết thương nhỏ ngoài da mau lành và chống loét thì mật ong còn có thể giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy. Pha 4 thìa mật ong vào một cốc nước nóng và chờ nguội rồi uống. Sử dụng 2 lần/ngày khi bị tiêu chảy.
Ngay khi các triệu chứng tiêu chảy bắt đầu xuất hiện, bạn nên uống trà đen vì khi tình trạng tiêu chảy diễn biến nặng hơn, trà đen sẽ không còn tác dụng nữa. Tuy nhiên, trà đen vẫn rất hiệu quả khi được uống sớm. Vì tannin có trong trà đen có thể làm giảm các hoạt động của hệ tiêu hóa, trong một số trường hợp, người uống trà đen khi bị tiêu chảy còn nói rằng, trà đen có thể ngăn chặn tiêu chảy gần như ngay lập tức.
Trà đen được ủ từ các lá trà có nhiều chất chống oxy hóa hơn trà xanh và cũng chữa nhiều caffein hơn các loại trà khác. Uống 2 ly trà đen mỗi ngày và chỉ uống khi các triệu chứng tiêu chảy mới xuất hiện.
Than hoạt tính là một trong số các giải pháp tốt nhất đén từ thiên nhiên để chữa tiêu chảy, nhưng lại hơi khó tìm và ít khi có sẵn trong nhà. Tuy nhiên, than hoạt tính vẫn có dưới dạng viên uống thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc. Than hoạt tính sẽ hấp thu các vi khuẩn xấu và vi sinh vật gây tiêu chảy.
Uống 3 lần mỗi ngày, sau bữa ăn và bạn có thể tích trữ một vài viên uống than hoạt tính trong nhà để dự phòng, vì đây là biện pháp rất hiệu quả để chống lại tiêu chảy.
Giấm táo là một giải pháp tuyệt vời để chống khuẩn và các chất do vi khuẩn thải ra. Cũng như sữa chua, giấm táo cũng có khả năng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột và giúp làm giảm đau bụng khi bị tiêu chảy. Pha 1-2 thìa cà phê giấm táo vào nước và uống khi chưa ăn gì để làm giảm tiêu chảy.
Ăn cơm trắng là giải pháp được gợi ý bởi rất nhiều bác sỹ vì cơm sẽ không gây kích thích cho đường ruột. Khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn cơm không mà không cho thêm nước sốt, gia vị hay bất cứ loại phụ gia nào khác. Khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn cơm với lượng nhỏ và uống cùng với nước. Nếu bệnh tiêu chảy diễn biến xấu hơn sau khi ăn cơm, hãy ngừng ăn và đến gặp bác sỹ.
Cà rốt chứa rất nhiều pectin. Pectin là một loại chất xơ hòa tan có khả năng làm loãng dịch trong ruột và giúp làm chậm quá trình đào thải phân. Khi ăn cà rốt, bạn có thể luộc cà rốt, sau đó nghiền nhuyễn cà rốt luộc chín thành dạng bột. Ăn khoảng 15g cà rốt nghiền nhuyễn mỗi 30 phút trong khi bị tiêu chảy.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh