✴️ Vị thuốc Đuôi chồn quả đen

1. Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 1,5m. Thân hình trụ, lông ngắn.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, cuống chung dài 10 – 13 cm, lá chét 3 – 5 cm, thường là 3, hình trái xoan, dài 6 – 12 cm, rộng 3,5 cm, gốc tròn, đầu nhọn dần thành mũi, hai mặt nhẵn, thường có vấn trắng ở mặt trên, nhạt hơn và hơi có lông mềm ở mặt dưới; lá kèm hình tam giác nhọn, dài 1 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm dạng bông, dài 15 – 20 cm; lá bắc hình mác, xếp lợp và nhọn đầu; hoa màu tím; đài hình chuông có lông, 5 răng, 2 cái phía dưới hàn liền ở gốc, những cái khác đều, có lông dạng mi; tràng có cánh cờ hình bầu dục, cánh bên gần như không cuống, cánh thìa không có tài, có móng dài; nhị 1 bó; bầu 2 ô.
  • Quả đậu, màu đen bóng. có 3 – 5 đốt.
  • Mùa hoa: tháng 7 – 9.

2. Phân bố, sinh thái

Trong số hơn 10 loài thuộc chi Uraria Des. đã biết ở Việt Nam, có lẽ loài đuôi chồn quả đen nằm trong số vài loài có sự phân bố rộng rãi nhất.

Cây phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi (độ cao khoảng 1.300m trở xuống) xuống trung du và đôi khi thấy ở cả đồng bằng. Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippin.

Đuôi chồn quả đen là cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc lẫn trong các tràng cỏ cao, đồi cây bụi, rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng thông, bờ nương rẫy và có thể thấy trong các lùm bụi quanh làng ở vùng trung du và đồng bằng. Đuôi chồn quả đen cũng là cây có thể thích nghi được trên nhiều loại đất, kể cả loại đất chua, nghèo dinh dưỡng ở các rừng thông. Cây ra hoa quả hàng năm; tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và mọc cây chổi từ phần còn lại sau khi bị chặt phát.

Bộ phận dùng: Thân, rễ.

3. Thành phần hóa học

Cây đuôi chồn quả đen chứa flavonoid glycosid.

Thành phần hóa học

4. Tính vị, công năng

Toàn cây đuôi chồn quả đen vị ngọt, tính mát; có công năng tiêu viêm, cầm máu, sát trùng.

Sách “Mân Nam dân gian thảo dược” (Mân nam là miền Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) ghi: toàn cây đuôi chồn quả đen vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có công năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, tiêu ung [TDTH, 1996, II: 776]. Sách “Lĩnh Nam thảo dược chí” ghi: hạt đuổi chồng đen vị nhạt, tính mát, có công năng chi huyết, giải nhiệt, sát trùng [TDTH, 1993, I: 1490].

5. Công dụng

Lá đuôi chồn quả đen có thể được dùng làm rau ăn. Toàn cây dược dùng chữa cảm lạnh, ho; bệnh giun chỉ và sốt rét; trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng nôn ra máu, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, vết thương chảy máu. Liều dùng mỗi ngày 30 – 50g toàn cây, sắc lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy lá, hoa và rễ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên trị mụn nhọt, sưng đau.

  • Ở Indonesia, rễ (có thể dùng toàn cây) được dùng chữa kiết lỵ, ta chảy; lá tươi rửa sạch, giã nát đắp ngoài chữa lách hoặc gan sưng to, mụn mủ, áp xe, hoa được dùng chữa mụn nhọt; toàn cây được dùng làm phân xanh [Medicinal Herb Index, 1995: 131)

  • Ở Ấn Độ và Malaysia, nước sắc lá đuôi chồn quả đen làm ngừng la chảy, có tác dụng tẩy giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi (flatulence), dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Lá tươi giã nát, lấy dịch tẩm đều lên tóc để diệt chấy, giã nát đắp lên người chỗ gan hoặc lách sưng to. Hoa được dùng để trị mụn mủ hoặc sần sau khi bị thuỷ đậu [Chopra et al., 1998: 98), [Perry et al., 1980: 228].

Bài thuốc có đuôi chồn quả đen

Chữa mụn mủ, nốt sần (pimple) xuất hiện sau khi bị thuỷ đậu: lấy cụm hoa nghiền nát với dầu dừa, rồi bôi lên chỗ bị tổn thương [Perry et al.,

Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng đuôi chồn quả đen.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top