✴️ Vị thuốc Huyết dụ

Nội dung

Tên tiếng Việt: Huyết dụ, Long huyết, Thiết thụ, Phất dũ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diêu ái (Dao).

Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) Goepp

Họ: Asteliaceae

Công dụng: Thuốc cầm máu, chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ (Rễ, lá sắc uống).

A. Mô tả cây:

Có hai loại huyết dụ:

  • Lá đỏ cả hai mặt
  • Lá một mặt đỏ, một mặt xanh

Cả hai thứ đều dùng được, nhưng loại toàn đỏ tốt hơn. Cây thuộc thảo, thân to bằng ngón tay, sống dai, cao độ 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không cuống, hẹp 1,2-4cm, dài 20-35cm. hoa mọc thành chuỳ dài. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 tiểu noãn, một vòi. Quả mọng 1-2 hạt

B. Thành phần hoá học

Chưa rõ. Chỉ mới thấy sắc tố anthoxyanozit (Đỗ Tất Lợi)

C. Công dụng

Còn trong phạm vi nhân dân. Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ , xích bạch đới. Năm 1961, bệnh viện Bắc giang đã dùng trong những trường hợp băng huyết sau khi đẻ rò tử cung hoặc trong những trường hợp rau tiền đạo, thai và nhau ra rồi còn băng huyết

Chú ý: không nên dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi mà còn sót nhau, như vậy cổ tử cung sẽ co vít lại mà huyết vẫn không cầm

Liều dùng: ngày uống 20-25g lá tươi

 

Chú thích:

Trước đây có tác giả đã xác định huyết dụ Dracaena angustifolia Roxb, nay được xác định lại là Cordyline terminalis Kunth

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top