✴️ Vị thuốc Lưu kí nô

1. Mô tả

  • Cây thảo nhỏ, sống một năm hoặc nhiều năm, cao 30 – 50 cm. Thân cành hình trụ, cứng và nhẵn. Lá mọc đối, không cuống, dài 4-5 cm, rộng 1-1,5 cm, gốc hình tim (ở lá già, hai lá đối diện đính liền gốc), đầu tù, mép uốn lượn, mặt dưới màu nhạt, có tuyến màu đen.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành xim ngù; hoa nhỏ màu vàng; đài 5 răng nhọn có tuyến; tràng 5 cánh ngắn hơn đài, có tuyến ở mép; nhị tập hợp thành 3 bó, mỗi bó có 12 -15 nhị; bầu 3 ô.
  • Quả nang, hình trứng, khi chín nứt thành 3 mảnh; hạt nhiều, hình trứng nhọn, có cạnh lồi.
  • Mùa hoa quả : tháng 4-6

2. Phân bố, sinh thái

Trong số 6 – 7 loài thuộc chi Hypericum L. hiện có ở Việt Nam, lưu ký nô có vùng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Sơn La và Lào Cai…

Lưu ký nô là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở ven rừng, bãi đất trống trong thung lũng, trên nương rẫy hay ruộng cao… Độ cao phân bố : 400 – 800 m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Cây con mọc từ hạt thường thấy vào cuối mùa xuân đến giữa mùa hè. Cây trồng được bằng hạt.

3. Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất, thu hái vào mùa xuân và mùa hạ, phơi khô.

Bộ phận dùng

4. Thành phần hóa học

Một số loài trong chi Hypericum, trong đó lưu ký nô chứa hypericin và pseudohypericin.

5. Tác dụng dược lý

  • Tác dụng chống virus: Hypericin và pseudohypericin. có tác dụng khá mạnh trên virus cúm, kể cả virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
  • Tác dụng trên proteinkinase C: Hypericin và pseudohypericin có tác dụng ức chế proteinkinase c. Nồng độ ức chế 50% hoạt động của enzym in vitro, là 1,7 (Ig/ml đối với hypericin và 15 |ig/ml đối với pseudopype ricin.

6. Tính vị, công năng

Lưu ký nô có vị đắng, cay, the, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, hoạt lạc, chỉ huyết, giảm đau.

7. Công dụng

Lưu ký nô được dùng trong trường hợp bị chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu, ỉa ra máu, lỵ ra máu, kinh nguyệt không đều, chữa phong thấp, đau lưng nhức xương.

Còn dùng chữa ho, ra mồ hôi trộm, thiếu máu, thiếu sữa. Ngày 12 – 20g toàn cây hoặc 10 – 12g rễ sắc uống.

Dùng ngoài, cây tươi giã đắp, tán bột rắc hoặc nấu nước rửa, trị mụn nhọt, đinh độc, chốc đầu, bỏng, vết thương đụng dập, rắn cắn.

Bài thuốc có lưu ký nô

  • Chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương: Lưu ký nô (20 – 50g thân cành hoặc 10 – 20g rễ), thân rễ cốt toái bổ 20g, thái nhỏ, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Chữa tiêu chảy ra máu, kiết lỵ ra máu, chảy máu mũi, kinh nguyệt không đều: Cả cây lưu ký nô để tươi 50g; lá huyết dụ, lá trắc bá mỗi vị 20g, thái nhỏ, sắc uống trong ngày. Riêng tiểu tiện ra máu, có thể dùng hạt lưu ký nô 8 – 10g, sao vàng, tán nhỏ, uống với nước ấm (Nam dược thần diệu).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top