1. Mô tả:
2. Bộ phận dùng:
Rễ – Radix Asparagi Officinalis, thường có tên là Thạch tiêu bách.
3. Nơi sống và thu hái:
Cây của miền Nam châu Âu, được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ta cũng trồng chủ yếu để lấy chồi non (măng) làm rau ăn, măng là những chồi của thân rễ của cây. Khi nó vừa ló lên mặt đất thì người ta cắt đi vì khi ấy nó còn mềm; khi nó lên cao nữa thì mạch gồ xuất hiện làm cho màng cứng khó ăn. Có thể thu hái măng và rễ quanh năm.
4. Thành phần hoá học:
Các thành phần đã biết là nước 90-95% glucid 1,70-2,50% lipid 0,10-0,15%, protid 1,60-1,90%, cellulose 0,55-0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoảng 10% chất khoáng với mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, một saponosid mà genin là sarsasapogenin;
Các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh) các vết anthocyamosid và một chất có lưu huỳnh có thể là dẫn xuất methylsulfonium của methylmercapten (methanethiol) có mùi khó chịu.
Trong rễ có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali.
5. Tính vị, tác dụng:
Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng.
Măng tây có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục, còn cung cấp chất khoáng cho cơ thể, làm giảm lượng glucose niệu. Rễ lợi tiểu hơn măng, làm giảm lượng muối, giúp ăn ngon và làm dịu tim Asparagin rất cần cho sự xây dựng, sự phân chia các tế bào và sự phục hồi cơ thể.
6. Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ghi chú: Dùng Măng như rau hoặc dùng dịch chiết. Người bị viêm bàng quang, viêm khớp cấp tính không nên dùng. Rễ dùng dưới dạng nước sắc, cao lỏng hay xirô. Không dùng cho người bị viêm đường tiết niệu cũng như người bị bệnh thần kinh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh