A. Mô tả cây
- Cây nhỏ, cao 30-60cm, có khi cao hơn. Thân có gốc phình to.
- Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gần tròn, mép khía nông thành 5 thùy; cuống lá dính vào trong phiến lá, gân tỏa hình chân vịt; lá kèm chia thành phiến hẹp.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngù, màu đỏ; hoa có 5 cánh đài.
- Quả nang đường kính 1,5 cm.
- Mùa hoa: tháng 5-7
B. Phân bố, sinh thái
Chi Jatropha L. trên thế giới có khoảng 175 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có 5 loài, chủ yếu được trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, các vườn thuốc.
Bộ phận sử dụng: Lá và vỏ thân
C. Thành phần hóa học
- Nhựa mủ ngô đồng chứa 2 peptid cyclic là podacyclin A và podacylin B
- Hạt chứa 46% dầu béo, trong đó có acid palmitric 9%, acid oleic 11%, acid linoleic 77%
- Theo tài liệu khác , dầu béo chứa 15% acid béo no trong đó có 0,26% acid arachidonic và 14,6% acid oleic.
D. Tính vị, công năng
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ngô đồng có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của Ngô đồng:
- Có độc tính: Phần quả chứa curin một chất gây hại đến gan và tiêu hóa, nếu ăn phải sẽ gặp tác dụng không mong muốn.
- Ức chế tạo thành melanin: Do có xanthophyl, tuy nhiên chất này không có độc với tế bào.
- Kháng viêm, giảm sưng, nhanh lành vết thương ngoài da
E. Công dụng
- Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân ngô đồng được dùng làm thuốc tẩy gây nôn, chữa táo bón.
- Lá ngô đồng chữa ghẻ lở và cuống lá giã nát, đắp chữa sa tử cung.
- Để chữa ho ra máu lấy lá và thân ngô đồng giã giập, chế nước sôi uống.
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Ngô đồng có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, tám bột để uống… Tuy nhiên, loài cây này thường dùng để làm cảnh hơn, bởi cây không chỉ đẹp độc đáo mà còn mang ý nghĩa may mắn, bình yên và tốt lành cho gia chủ.
Liều dùng:
- Dạng uống: 9-15g/ ngày.
- Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.
Kiêng kỵ:
- Mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
- Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, không được sử dụng dược liệu.
- Hạt và quả có độc nếu ăn phải sẽ gây ra tác dụng không mong muốn như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, thầm chí rối loạn tim mạch, thần kinh…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp