✴️ Vị thuốc Thanh ngâm

Nội dung

A. Mô tả cây

  • Cỏ sống hằng năm, cao 20cm, phân rất nhiều nhánh, với thân màu xanh hay đỏ tím. Lá mọc đối, dài 35-45mm, rộng 25-30mm, khía răng, cuống dài 1-2cm, có dìa cánh.
  • Hoa màu trắng, mọc thành chùm 4-5 hoa, thưa, thường ngắn hơn lá. Quả nang dẹt, nằm trong đài còn lại, trông giống con hến. Hạt hình trụ, màu vàng, hơi thắt ở giữa. Toàn cây có vị rất đắng do đó có tên fel terrae (fiel terrestre: mật đất), mật cá. Mùa hoa quả: tháng 9-11.

B. Phân bố, thu hái và chê’ biến

  • Cây mọc hoang dại ở miền rừng núi, nơi ẩm mát. Còn thấy mọc ở Philippin, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxya.
  • Làm thuốc, người ta thu hái cả cây vào mùa hạ; hái về phơi hay sấy khô. Có khi sao thơm mà dùng.

C. Thành phần hóa học

  • Trong cây có một glucosid gọi là curangin (theo Boorsma) có tác dụng trên tìm như digi- talin.
  • Hoạt chất khác chưa biết.

D. Công dụng và liều dùng

  • Cỏ thanh ngâm là một vị thuốc dùng trong những trường hợp kém ăn, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, cho ra mồ hôi, điều kinh, đau bụng, đau ngang lưng, mệt nhọc.
  • Dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngầm rượu. Ngày uống từ 6-12g.
  • Dùng ngoài đắp nơi rấn cắn và vết thương, vết loét, không kể liều lượng. Người ta cho rằng khi đắp vết thương, vết loét, chất curangin thấm qua máu vào người và thành thuốc giải độc.
  • Đơn thuốc có thanh ngâm: Cỏ thanh ngâm sao cho thơm 100 g, rượu trắng 1 lít, đường hay mật ong 300g. Ngâm trong 15 ngày trở lên. Ngày uống 20 đến 30ml trước bữa ăn cơm làm thuốc khai vị, ăn uống không tiêu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top