✴️ Vị thuốc Thuỷ tiên

Nội dung

Thủy tiên Narcissus do chữ Hy Lạp narkao là tê cóng, vì chỉ Narcissus thường gồm những cây có hương thơm, gây tình trạng sững sờ, tazetta do tiếng Ý tazza nghĩa là chén nhỏ, nhắc lại hình dáng của tràng hoa thủy tiên giống như cái chén nhỏ. Huyền thoại còn kể rằng thần Narcises mê say vẻ đẹp của mình quá đáng, luôn mê mải ngắm bóng mình bên dòng nước và biến thành cây hoa thủy tiên.

A. Mô tả cây 

  • Cây nhỏ, có thân rễ to, hình trứng tròn. Lá dẹp, dài 30-45cm chóp không nhọn, hơi có phấn xanh.
  • Hoa xếp 4-8 cái tán ở ngọn một cán hoa trần và bao bọc bởi một mo mỏng trước khi nở. Hoa thơm, đường kính đến 1cm, bao hoa màu trắng, có ống dài khoảng 2cm, mang các thùy hình trứng ngược cong ra bên ngoài. Tràng phụ màu vàng hình chuông. Mùa hoa thường vào mùa rét, trong những ngày tết âm lịch ở miền Bắc nước ta.

B. Phân bố thu hái và chế biến 

  • Cây hoa thủy tiên vốn nguồn gốc nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc, thường trồng vào dịp tết lạm cảnh vì hoa đẹp và thơm. Còn thấy mọc và trồng ở các nước ven Địa Trung Hải, mộc số nước châu Phi, châu Á khác. Chủ yếu làm cảnh.
  • Một số ít nơi dùng thân rễ làm thuốc nhưng vị thuốc có độc, dùng phải hết sức cẩn thận. Ở nước ta, những năm gần đây ít người chơi thủy tiên và cũng ít dùng thân rễ và thân thủy tiên làm thuốc.

Phân bố thu hái và chế biến

C. Thành phần hóa học 

  • Trong rễ thủy tiên có chứa khoảng 0,06% narcissin được hai tác giả Nhật Bản Asahina và Sugii chứng minh là cùng một cấu trúc và tinh chất với lycorin (chiết được ở một loài lan thoát bào hay tỏi trời Lyeoris radiata Herb., Lycoris aurea Herb, và L. squamigera Maxim, tỏi trời hoa hồng, tỏi trời hoa vàng và tỏi trời hoa tím).
  • Narcissin hay lycorin C16H17O4 là một ancaloit có tinh thể hình lăng trụ, chảy ở 275oC, αD260 =129° (cồn), tan trong nước, trong cồn, trong axit axêtic.
  • Ngoài ra còn một ancaloit khác gọi là tezettin C18H21O5N cũng có tinh thể hình lăng trụ nhỏ, chay ở 210-2110C, (α) D26°= +150oC (Clorofoc).

D. Tác dụng dược lý 

  • Cho uống hay tiêm dưới da cho chó hay mèo, narcissin với liều nhỏ gây chảy nước bọt, với liều lớn gây nôn mửa ỉa chảy.
  • Lewin cho rằng tác dụng của narcissin thay đổi tùy theo tuổi của thân rể: Trước khi cây ra hoa tác dụng giống như atropin (làm giãn động tử, khô nước bọt, tim đập nhanh), sau khi cây lại tiết nước bọt, tháo mồ hôi, buồn nôn ỉa chảy.

E. Công dụng và liều dùng 

  • Thân rễ thủy tiên có tác dụng mạnh và độc. Khi dùng phải hết sức thận trọng có thầy thuốc chuyên môn theo dõi. Người ta dùng thân rễ thủy tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm. Có khi thân rễ thủy tiên được dùng phối hợp với rễ cây cà độc dược để trị hen suyễn, ho gà. Trong vị lượng đồng căn người ta dùng cồn ra hoa thuốc điều chế từ cây thủy tiên đang ra hoa để chữa ỉa chảy, nôn mửa, các bệnh tim và phế quản.
  • Dùng ngoài để chữa ung thũng: Giã nát thân rễ đắp lên các nơi sưng đau.
  • Liều dùng hằng ngày: Ngày uống 1-3g thân rễ khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top