✴️ Hướng dẫn giám sát và kiểm soát một số véc tơ và chuột truyền bệnh tại cửa khẩu (Phần 2)

KIỂM SOÁT VÉC TƠ, CHUỘT

Ngưỡng để tiến hành các hành động diệt các loài véc tơ tại cửa khẩu là ngay khi xuất hiện bất kỳ loài véc tơ nào. Các chiến dịch diệt véc tơ phải được thực hiện một cách chủ động để khẳng định véc tơ được loại trừ.

Kiểm soát loăng quăng/bọ gậy, muỗi

Địa điểm

Khu vực, dụng cụ chứa nước có loăng quăng/bọ gậy, muỗi trong khu vực cửa khẩu.

Thời gian, tần suất

Ngay khi phát hiện loăng quăng/bọ gậy, muỗi sẽ xử lý trong vòng 48 giờ.

Đối với kiểm soát đột xuất: tùy từng trường hợp dịch bệnh xảy ra phải xử lý ngay theo tình hình cụ thể.

Kỹ thuật

Kỹ thuật loại bỏ loăng quăng, bọ gậy

Thực hiện chủ động một số biện pháp ngăn ngừa loăng quăng/bọ gậy:

DCCN nhỏ (lọ hoa, phế thải, vỏ xe, chậu cảnh...): thu gom, tiêu hủy, thay nước thường xuyên.

DCCN lớn (bể chứa nước): thả cá, đậy nắp.

Cống rãnh, nước thải, hố nước đọng: cải tạo môi trường hoặc sử dụng chế phẩm hóa chất diệt bọ gậy.

Kiểm soát muỗi

Diệt muỗi phải kèm theo việc loại trừ loăng quăng/bọ gậy và giám sát sau phun diệt.

Diệt muỗi bằng bẫy

Địa điểm

Khu vực có muỗi trong khuôn viên cửa khẩu.

Thời gian, tần suất

Ngay khi phát hiện muỗi sẽ xử lý trong vòng 48 giờ. Đặt bẫy cho đến khi không phát hiện muỗi trong bẫy.

Đối với kiểm soát đột xuất: tùy từng trường hợp dịch bệnh xảy ra phải xử lý ngay theo tình hình cụ thể.

Kỹ thuật

Phạm vi đặt bẫy: theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với các thiết bị bẫy.

Xử lý muỗi Aedes bằng hóa chất

Ưu tiên sử dụng các biện pháp xử lý muỗi không dùng hóa chất, chỉ sử dụng trong trường hợp việc đặt bẫy không có hiệu quả trong hai tuần liên tiếp (khi mật độ muỗi/bẫy không thay đổi).

Địa điểm

Khu vực xử lý trong phạm vi bán kính 200m tính từ vị trí xuất hiện muỗi Aedes tại khu vực cửa khẩu.

Thời gian, tần xuất

Căn cứ tình hình thực tế trên cơ sở hiệu quả của các biện pháp diệt muỗi không dùng hóa chất.

Kỹ thuật

Bước 1: Thành lập đội phun hóa chất

Căn cứ vào mức độ và quy mô xử lý, bố trí các đội phun hóa chất diệt muỗi:

Đội máy phun đeo vai:

03 máy phun ULV đeo vai với động cơ xăng (trong đó có 01 máy dự trữ) và có thể sử dụng máy phun ULV cầm tay với động cơ điện.

Mỗi máy phun gồm 3 người: 2 người thay phiên nhau mang máy và 1 cán bộ hướng dẫn kỹ thuật.

Các thành phần khác như cán bộ kiểm dịch, cảng vụ và người dẫn đường.

Cán bộ kỹ thuật pha hóa chất phải được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phun.

Bước 2: Lựa chọn hóa chất

Chỉ sử dụng hóa chất thuộc danh mục hóa chất do Bộ Y tế ban hành cho phép sử dụng trong gia dụng và y tế.

Bước 3: Liều lượng sử dụng

Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm.

Bước 4: Chuẩn bị thực địa

Cần có bản đồ của khu vực phun, đường đi để phun phải được nghiên cứu kỹ và phân chia cho phù hợp với hướng gió.

Phối hợp cảng vụ để xác định ngày phun và giờ phun hợp lý.

Nhiệt độ môi trường phù hợp để phun từ 18 - 25°C, hạn chế phun khi nhiệt độ >27°C. Giờ phun: tốt nhất vào buổi sáng sớm (6 - 9 giờ) và chiều tối (17 - 20 giờ).

Tốc độ gió: chỉ phun khi tốc độ gió từ 3 - 13km/giờ (gió nhẹ), không phun khi trời mưa hoặc gió lớn.

Bước 5: Phun hóa chất

Phun bên trong nhà/container/nhà kho/bến bãi.

Máy phun: sử dụng máy phun ULV cầm tay (có động cơ điện). Chạy máy để thử liều lượng phun.

Đầu phun chếch 45° so với mặt phẳng ngang để hóa chất được phát tán tối đa.

Cô lập khu vực phun để đảm bảo không có người trong khoảng thời gian 60 phút. Sau 60 phút, sử dụng hệ thống quạt hút để làm giảm mùi trong khu vực phun.

Phun bên ngoài nhà.

Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV đeo vai: theo nguyên tắc cuốn chiếu.

Máy phun: Kiểm tra nhiên liệu, kiểm tra đầu phun (sử dụng máy phun có đầu vòi phun ULV với kích thước hạt nhỏ hơn 30μm). Chạy máy để thử liều lượng phun.

Xác định hướng gió, người mang máy phun để chếch vòi phun khoảng 45°, di chuyển với vận tốc khoảng 3 - 5km/giờ, ngược hướng gió từ phía cuối khu vực cần phun.

An toàn sau phun.

Sau khi phun xong phải xúc rửa bình đựng hóa chất, vòi phun và vệ sinh máy sạch sẽ bằng nước thường.

Không được đổ nước rửa máy xuống nguồn nước (ao, hồ, sông ngòi, cống rãnh, kênh rạch..).

Người đi phun xong phải vệ sinh cá nhân, loại trừ hóa chất bám dính trên quần áo, cơ thể.

Lưu ý: Có thể phun lần 2 khi vẫn phát hiện muỗi tại khu vực xử lý.

Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trước và sau khi xử lý để đảm bảo không có loăng quăng/bọ gậy, muỗi trong khu vực cửa khẩu.

Kiểm soát chuột, bọ chét

Giảm quần thể chuột, bọ chét trong khu vực cửa khẩu, thực hiện phun diệt bọ chét trước, sau đó mới diệt chuột.

Địa điểm

Là những khu vực chuột, bọ chét có khả năng cư trú như:

Khu vực cửa khẩu đường bộ: Nhà kiểm soát liên hợp, trụ sở cơ quan liên ngành, chợ, bãi kiểm tra hàng hóa, kho hàng, nhà hàng, trong khuôn viên khu vực cửa khẩu gần khu vực xuất, nhập, quá cảnh.

Cửa khẩu đường sắt: trong khu vực thuộc địa phận ga, bao gồm nhà điều hành, khu hành chính, nhà hậu cần, kho, kho hàng.

Khu vực đường hàng không: Khu vực ga hàng hóa, Nhà ga khách, kho hàng hóa.

Khu vực cảng biển: Kho hàng, bếp ăn khu vực cảng, nhà làm việc, nhà ăn.

Thời gian, tần xuất

Dựa vào chỉ số giám sát thường xuyên và yếu tố nguy cơ, chúng ta có thể quyết định số lần kiểm soát như sau:

Tiến hành diệt chuột, bọ chét ngay khi có yếu tố nguy cơ (có ca bệnh nguy cơ xâm nhập, chỉ số chuột tăng cao).

Tiến hành diệt chuột, bọ chét 1 đến 2 lần một năm vào trước mùa sinh sản của chuột (tháng 4 - 6 và tháng 9 - 11).

Kỹ thuật

Kỹ thuật kiểm soát chuột

Chuẩn bị thực địa trước khi kiểm soát chuột

Thông báo và phối hợp với các cơ quan liên quan.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động về vệ sinh môi trường phòng chống các bệnh từ chuột lây sang người (dịch hạch).

Chuẩn bị, khoanh vùng, đặt biển báo khu vực diệt chuột.

Thực hiện vệ sinh môi trường: kho hàng, bến bãi được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng; rác được thu gọn, che đậy kín tránh chuột xâm nhập; quét dọn, thu gom rác thải, thức ăn thừa và xử lý theo quy định để giảm thiểu nguồn thức ăn của chuột; phát hiện, gia cố và ngăn chặn các nơi mà chuột có thể xâm nhập vào bếp ăn tập thể, phòng làm việc,...

Các biện pháp kiểm soát chuột

Biện pháp kiểm soát cơ học

Đặt 3 đêm, kiểm tra đầu ra, nếu không đạt, diệt hết số chuột trong đêm thứ 3, dừng lại đến đợt giám sát của tháng sau.

Ưu tiên bẫy dính và bẫy lồng (hạn chế tối đa sử dụng bẫy bả).

Diệt chuột bằng ether và xử lý chuột chết theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về xử lý rác thải y tế.

Bước 1. Chuẩn bị các loại bẫy cơ học (bẫy sập, bẫy lồng, bẫy dính,...), mồi, dụng cụ thu gom chuột.

Bước 2. Tiến hành đặt các loại bẫy vào các vị trí đã được khảo sát, thời gian đặt bẫy tối thiểu 03 đêm liên tục, kiểm tra sau tối đa mỗi 12 tiếng (24 tiếng), kèm theo kiểm tra chất lượng bẫy, chất lượng mồi, thay thế các bẫy kém chất lượng, bẫy đã sập, bẫy mất.

Bước 3. Xử lý xác chuột sau khi thu gom theo quy định.

Biện pháp kiểm soát hóa học

Bước 1. Chuẩn bị thuốc, bả chuột, các dụng cụ bảo hộ cá nhân, các sản phẩm diệt chuột đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép như Klerat, Biorat (Hướng dẫn sử dụng: theo khuyến cáo nhà sản xuất).

Bước 2. Tiến hành diệt chuột: Đặt tại các vị trí tập kết rác thải, đường chuột chạy, lỗ hở dọc ven tường, gần các nắp cống.

Bước 3. Xử lý xác chuột sau khi thu gom: xử lý theo quy định

Đánh giá các chỉ số chuột sau can thiệp dựa vào kết quả giám sát chuột thường xuyên, một tháng sau khi thực hiện can thiệp

Kiểm soát bọ chét

Chuẩn bị thực địa trước khi kiểm soát bọ chét

Thông báo và phối hợp với các cơ quan liên quan.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động về vệ sinh môi trường phòng chống dịch hạch.

Chuẩn bị, khoanh vùng, đặt biển báo khu vực diệt bọ chét.

Thực hiện vệ sinh môi trường: kho hàng, bến bãi được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng; rác được thu gọn, che đậy kín tránh chuột xâm nhập; quét dọn, thu gom rác thải, thức ăn thừa và xử lý theo quy định để giảm thiểu nguồn thức ăn của chuột; phát hiện, gia cố và ngăn chặn các nơi mà chuột có thể xâm nhập vào bếp ăn tập thể, phòng làm việc.

Cải tạo môi trường: phát quang bụi rậm, quét nạo sạch mùn đất, rác rưởi, làm cho kho bãi trở nên khô ráo... mặt khác, đẩy mạnh công tác diệt chuột và các vật chủ của bọ chét.

Biện pháp kiểm soát bọ chét

Thực hiện theo nguyên tắc phun diệt bọ chét trước và sau khi diệt chuột.

Bước 1. Chuẩn bị về máy móc, trang thiết bị, hóa chất:

Máy phun: máy phun tồn lưu.

Hóa chất: hóa chất và pha hóa chất theo các nồng độ phù hợp, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các loại hóa chất thường sử dụng diệt bọ chét: hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid, Etofenprox, Diazinon.

Các hóa chất diệt bọ chét theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và được đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Bước 2. Phun hóa chất: phun hóa chất tồn lưu một lần xung quanh khu vực đã xác định, tập trung vào nơi có đường chuột chạy, hang, tổ chuột kể cả trong mái nhà, các vách ngăn.

Bước 3. Rắc bột hóa chất: rắc bột hóa chất thành từng đám trên vùng chuột chạy, mỗi đám thuốc với kích thước là 15cm x 30cm x 0,5cm, cách nhau 5 - 10 mét và rắc thuốc vào từng hang, tổ chuột.

Diệt bọ chét lần 2, nếu cần thiết.

Tổng hợp kết quả và báo cáo theo mẫu quy định.

Kiểm tra, đánh giá

Đánh giá các chỉ số chuột, bọ chét sau can thiệp dựa vào kết quả giám sát bọ chét thường xuyên, một tháng sau khi thực hiện can thiệp.

 

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Y tế dự phòng tổ chức triển khai phổ biến hướng dẫn giám sát và kiểm soát véc tơ tại cửa khẩu trên phạm vi toàn quốc, cung cấp tình hình dịch bệnh liên quan đến véc tơ truyền trên thế giới tới các tổ chức kiểm dịch y tế.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế trong việc tổ chức giám sát, kiểm soát véc tơ, chuột tại khu vực cửa khẩu; tiếp nhận các mẫu vật chủ, véc tơ, mẫu bệnh phẩm để phân loại các vật chủ, véc tơ truyền bệnh và xác định các tác nhân gây bệnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế làm đơn vị đầu mối, tham mưu cho Ban Quản lý cảng, cửa khẩu các hoạt động giám sát, kiểm soát véc tơ, chuột tại cửa khẩu; triển khai các hoạt động kỹ thuật trong việc giám sát, kiểm soát véc tơ, chuột tại cửa khẩu.

Ban Quản lý cảng, cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm soát véc tơ tại cửa khẩu; đảm bảo các điều kiện tổ chức giám sát và kiểm soát véc tơ, chuột tại cửa khẩu các hoạt động kiểm soát véc tơ nhằm tiến tới loại trừ sự xuất hiện véc tơ truyền bệnh tại khu vực cửa khẩu.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để giải quyết./.

Phụ lục 1: Các biểu mẫu

Mẫu 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN VÀ MÔI TRƯỜNG THU THẬP BỌ CHÉT TẠI CỬA KHẨU

………., ngày ... tháng ... năm 20…

 

1.Tên địa điểm điều tra: ................................................................................................................................

(ghi đầy đủ thông tin chi tiết về địa điểm nơi điều tra)

2.Địa chỉ: ........................................................................ Điện thoại: ..............................................................

3.Tọa độ (GPS): (ghi số tọa độ vị trí điều tra) .........................................................................................

4.Thông tin qua lại tại cửa khẩu/cảng/sân bay:

Số lượng hành khách đến: ....................................; gồm nước: ...............................................................

Số lượng hành khách đi: ....................................; gồm nước: ...................................................................

Loại hàng hóa đến: ....................................; gồm nước: .............................................................................

Loại hàng hóa đi: ....................................; gồm nước: .................................................................................

5.Đặc điểm môi trường tự nhiên của cửa khẩu/cảng/sân bay thuộc sinh cảnh:

Thành thị

Nông thôn

Núi đồi

Gần sông, suối

Đồng bằng

Đồng bằng ngập mặn

Ven biển nước lợ

Rừng

Ven biển

Cao nguyên

Độ cao ....................................

 

Tính chất đất: ....................................

 

Cách khu dân cư (mét):

 

Trong khu dân cư

Đặc điểm khác: ............................................................................................................

6.Các loài vật chủ phát triển ưu thế tại cửa khẩu/cảng/sân bay (nếu có):

Động vật nuôi

Thú hoang

Tên loài: .................................................................................................................................................................

Mùa phát triển mạnh .......................................................................................................................................

Thói quen hoạt động: ......................................................................................................................................

 

 

Người điều tra

 

 

Mẫu 2: Kết quả điều tra loăng quăng/ bọ gậy

Cửa khẩu: ....................................

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA LOĂNG QUĂNG/ BỌ GẬY

 

Địa điểm

Thời gian

Số DCCN điều tra

Số DCCN có bọ gậy

Số vũng nước nhỏ có bọ gậy

Phân loại loăng quăng/ bọ gậy

Ghi chú

Aedes

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………., ngày ... tháng ... năm 20…

Người điều tra

 

 

Mẫu 3: Kết quả điều tra muỗi

Cửa khẩu: ....................................

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MUỖI

 

Địa điểm

Số đêm đặt bẫy

Số bẫy muỗi

Số bẫy có muỗi

Số lượng muỗi

Phân loại muỗi

Ghi chú

Aedes

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………., ngày   tháng   năm 20…

Người điều tra

 

Mẫu 4: Kết quả điều tra chuột

Cửa khẩu: ....................................

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHUỘT

 

Địa điểm

Số bẫy đặt

Số bẫy có chuột

Số lượng chuột

Tên chuột

Số nhiễm bọ chét

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………., ngày   tháng   năm 202…

Người điều tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu 5: Kết quả tổng hợp điều tra dịch hạch ở chuột

Cửa khẩu: ....................................

 

KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐIỀU TRA DỊCH HẠCH Ở CHUỘT

 

 

………., ngày   tháng   năm 20…
Người điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu 6: Thông tin tổng hợp của điều tra chuột, bọ chét

Cửa khẩu: ....................................

 

THÔNG TIN TỔNG HỢP CỦA ĐIỀU TRA CHUỘT, BỌ CHÉT

 

 

………., ngày   tháng   năm 20…

Người điều tra

 

 

Xem tiếp: Hướng dẫn cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh (P3)

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top