Ăn gỏi măng cụt xanh, cần chú ý gì?

Nội dung

Măng cụt là trái cây có nhiều dinh dưỡng, có thể ăn nhiều kiểu như ăn tươi, ép lấy nước hoặc làm salad.

Hiện nay chúng ta không có nghiên cứu nào cho thấy sử dụng măng cụt vừa tới tuổi thu hoạch nhưng chưa chín thì gây ra những độc hại gì với sức khoẻ, chưa có chứng cứ khoa học nào về vấn đề này cả, cho nên lựa chọn măng cụt tuỳ theo sử dụng của chúng ta

Măng cụt non không có độc hại, có chăng chỉ là ít dinh dưỡng hơn ăn măng cụt chín, nhưng cũng không đáng kể.

Nhưng làm thịt trái “Tỏi ngọt” này không dễ, sẽ chạm mủ của vỏ trái, lớp vỏ dầy cứng do có chứa Polysaccharite như Xanthone (Alpha - Mangostin), Polyphenol như Tanin…se khít lớp vỏ để bảo vệ khỏi côn trùng, động vật ăn cỏ.

Alpha- Mangostin (AM) có nhiều nhất trong trái măng cụt CHÍN hơn trái SỐNG, có các nghiên cứu AM tác dụng kháng khuẩn, ức chế tăng sinh tế bào ung thư cổ tử cung, ức chế được HIV-1 protease.

 

 

Lưu ý khi sử dụng măng cụt

Dường như măng cụt xanh có nhựa nhiều hơn, vì thế khi chế biến phải cẩn thận bằng cách ngâm nước, có thể gây dị ứng cho một số người nhạy cảm. Về dinh dưỡng, măng cụt chín sẽ tốt hơn và nhiều hơn.

- Không nên ăn quả măng cụt hoặc sử dụng dược liệu liên tục trong thời gian dài.

- Bệnh nhân đang chuẩn bị làm phẫu thuật không nên dùng măng cụt trong khoảng thời gian trước đó 2 tuần. Chất xanthones trong dược liệu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm vết mổ bị chảy máu nhiều.

- Măng cụt có tính mát nên tránh ăn cùng lúc với các loại thực phẩm có đặc tính tương tự như dưa hấu, măng tây, dừa, dưa leo hay đậu tương.

- Không nên dùng măng cụt cùng nước uống có ga, sẽ làm hại đường tiêu hóa. Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao, nên dùng sau bữa ăn, không nên ăn khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày.

- Ngoài vị chua, măng cụt có hàm lượng chất xơ cao, vì thế không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày, cũng không nên ăn quá nhiều. Người bị bệnh về tiêu hóa cần cẩn trọng, không nên ăn quá 300 g/ngày.

- Đảm bảo dược liệu được sử dụng không bị nhiễm thuốc trừ sâu và chất hóa học độc hại. Sử dụng vỏ măng cụt sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để làm thuốc nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Sử dụng dụng cụ bằng gỗ hoặc nồi đất để chế biến thuốc. Tránh dùng đồ kim loại.

- Bệnh nhân bị dị ứng với một trong các thành phần của măng cụt thì không nên dùng dưới mọi hình thức.

return to top