Bệnh mãn tính là gì? Bệnh mãn tính hay mạn tính

Nội dung

Bệnh mãn tính là gì?

Theo định nghĩa của Trung tâm thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ, bệnh mãn tính là một căn bệnh tồn tại trong thời gian dài, khoảng từ 3 tháng đến nhiều hơn 1 năm. Nhìn chung, các bệnh mạn tính không thể phòng ngừa được bằng vắc-xin hay chữa khỏi bằng thuốc, cũng không thể tự khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sống chung với bệnh và kiểm soát các triệu chứng hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh cũng có thể trải qua các chu kỳ như phát triển nặng, được kiểm soát hoặc ổn định.

Tính đến năm 1998, có khoảng 80% người Mỹ trên 65 tuổi đang gặp phải ít nhất một tình trạng sức khỏe mãn tính. Các hành vi gây hại cho sức khỏe - đặc biệt là sử dụng thuốc lá, ít hoạt động thể chất và thói quen ăn uống không lành mạnh - chính là những tác nhân chính hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính. Bệnh mạn tính có xu hướng trở nên phổ biến hơn ở người cao tuổi.

Xung quanh câu hỏi nên dùng từ bệnh mãn tính hay mạn tính, có ý kiến cho rằng dùng bệnh mãn tính hay mạn tính đều được và có cùng một ý nghĩa. Tuy nhiên từ Hán Việt “Mạn” có nghĩa là: từ từ, chậm chạp, đến dần dần. Do đó thuật ngữ “Mạn tính” được ưa dùng và có tính chính xác hơn.

Theo CDC Hòa Kỳ, bệnh mãn tính được định nghĩa là những bệnh lý kéo dài từ 1 năm trở lên, đồng thời cần được chăm sóc y tế liên tục hoặc hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc cả hai.

Các bệnh lý mãn tính điển hình như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở Hoa Kỳ. Chúng cũng là những động lực chính gây tốn hàng nghìn tỷ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm của nước này.

Nhiều bệnh mãn tính là do một trong các hành vi nguy cơ sau đây gây ra:

  • Sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.
  • Chế độ dinh dưỡng kém, bao gồm chế độ ăn ít trái cây và rau quả. Ăn nhiều muối và chất béo bão hòa.
  • Thiếu hoạt động thể chất.
  • Sử dụng rượu bia quá mức.

 

Đặc điểm của bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính thường không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể điều trị được và có thể kiểm soát được. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể trở lại các hoạt động thường ngày khi mắc bệnh lý mãn tính. Với một số bệnh lý mãn tính khác, tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian, đồng thời cản trở người bệnh duy trì các hoạt động hàng ngày.

Điều quan trọng cần hiểu là một số người bị bệnh lý mãn tính phải đối mặt với những trở ngại vô hình. Trong khi bề ngoài có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Học cách quản lý ảnh hưởng của những căn bệnh mang tính chất mãn tính có thể giúp người bệnh hạn chế các biến chứng, giảm tối đa các tác dụng phụ. Bất kể mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh là bao nhiêu.

 

Làm sao để chung sống cùng với bệnh mãn tính?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mãn tính chưa chịu kiên trì điều trị, chưa hiểu đúng bản chất của bệnh. Vì vậy, người mắc bệnh mãn tính được khuyến khích nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, không tự ý bỏ thuốc, bỏ điều trị. Khi phát hiện tác dụng phụ của thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ để khắc phục. Tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc.

Ngoài ra, người bệnh không nên sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Chẳng hạn như các loại thuốc chưa rõ nguồn gốc, hoặc các thực phẩm chức năng. Hiện nay có rất nhiều dược phẩm được quảng cáo rất rầm rộ. Nếu không vững lòng, người bệnh rất dễ lung lay ý chí và tự mua về uống. Dẫn đến những hậu quả không lường, tiền mất tật mang.

 

 

Danh mục bệnh mãn tính thường gặp là gì?

Theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế:  Ban hành Danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày cơ bản gồm các bệnh lý sau đây:

  • Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 
  • Bướu tân sinh
  • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
  • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
  • Bệnh tâm thần
  • Bệnh hệ thần kinh
  • Bệnh mắt và phần phụ của mắt 
  • Bệnh lý tai mũi họng 
  • Bệnh hệ tuần hoàn 
  • Bệnh hệ hô hấp 
  • Bệnh hệ tiêu hóa 
  • Bệnh da và mô dưới da
  • Bênh cơ – xương – khớp và mô liên kết … 

 

Xem đầy đủ danh mục tại đây

 

return to top