Filler hoàn toàn khác với tiêm Botulinum toxin vốn dùng để làm phẳng các nếp nhăn do cơ.
Theo FDA, hiện có 4 loại filler mà tên gọi có thể đại diện cho thành phần cấu trúc của filler đó:
– Juvéderm: Juvéderm XC, VOLUMA, VOLBELLA, VOLLURE.
– Restylane: Restylane, Restylane Silk, Restylane Lyft, Restylane Refyne, Restylane Defyne, Restylane Kysse, Restylane Contour.
– Belotero Balance.
– Revanesse Versa.
– The RHA collection: RHA 2, RHA 3, RHA 4.
Tiêm filler chủ yếu để trông trẻ hơn nhờ tác dụng nâng đỡ mô lỏng lẻo và làm mờ đi các vết nhăn mà không cần dùng đến phẫu thuật thẩm mỹ. Một số chỉ định phổ biến của filler là làm đầy vùng trũng dưới mắt, nâng cung gò má, tạo hình tăng thể tích môi, làm đầy rãnh mũi má và trẻ hoá bàn tay.
Filler có kết quả rất ngoạn mục, nhận thấy ngay sau khi tiêm xong. Tuy nhiên lưu ý, filler không được FDA phê chuẩn cho việc tái tạo đường nét trên thân mình, do đó không nên nghĩ đến việc tăng kích thức ngực hay mông bằng filler.
Nếu bạn không hài lòng với filler, đừng quá lo lắng vì chúng ta có thể điều chỉnh. Bác sĩ có thể tiêm thêm hoặc tiêm giải filler để điều chỉnh hai bên cho cân bằng. Khi được tiêm bởi chuyên gia thì hiệu quả thẩm mỹ rất tự nhiên khiến người xung quanh chỉ thấy bạn trẻ ra mà nhận thấy thay đổi đột ngột nào.
Đa số các filler đều không tồn tại vĩnh viễn. Sau khoảng 6 tháng, cơ thể chúng ta sẽ tiêu đi lượng filler được tiêm vào. Do đó, bạn cần lặp lại liệu trình mỗi năm 1-2 lần để duy trì sự trẻ đẹp. Nếu bạn chỉ muốn tiêm 1-2 lần thôi thì hiệu quả sau đó sẽ dần mất đi mà không hề có bất cứ tác dụng phụ lâu dài nào.
BS Nguyễn Thị Hồng Chuyên
Giảng viên Bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TP.HCM
Trưởng đơn vị Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương