✴️ Hướng dẫn xử lý các bệnh thông thường tại nhà thuốc: Nấm candida

Nguồn Sách: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy - A Guide to management of common illnesses 7th.

Nấm candida ở miệng, bẹn trẻ em và vùng âm đạo là tình trạng phổ biến .

Nấm Candida miệng ở trẻ em có thể được dược sỹ điều trị.

TUỔI

Trẻ em rất dễ nhiễm nấm miệng, đặc biệt  là vài tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân do  sự truyền nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh. Đối với trẻ em và người trưởng thành, nấm miệng rất hiếm xảy ra, tuy nhiên nấm miệng có thể xảy ra đối với những người sau khi sử dụng kháng sinh hoặc điều trị bằng steroid dạng khí dung (xem phần “Thuốc điều trị” phía dưới).Những đối tượng này có dấu hiệu suy giảm miễn dịch nên cần phải đi khám bác sĩ.

 

NHỮNG KHU VỰC BỊ NHIỄM NẤM

Nấm miệng thường xảy ra ở bề mặt lưỡi và phía trong má.

 

SỰ XUẤT HIỆN

Nấm miệng

Khi bề mặt niêm mạcbị nhiễm nấm , các mảng trắng được hình thành,trông giống với các hạt sữa. Do đó, chúng thường bị nhẫm lẫn là các sữa mẹ khi trẻ bị nhiễm nấm miệng. Đặc điểm phân biệt với các mảng nấm Candida là chúng rất khó bị loại bỏ ra khỏi bề mặt niêm mạc miệng, và khi loại bỏ được, thì chúng để lại một vùng niêm mạc đỏ và đau bên dưới, đôi khi gây chảy máu.

Vùng da kích ứng dưới tã sơ sinh

Ở những vùng da dưới tã sơ sinh, trẻ có thể nhiễm nấm candida có các đặc điểm rất khác so với da bị kích thích, đăc trưng bởi các sẩn đỏ ở mép ngoài vùng kích ứng hay còn gọi là “sẩn vệ tinh”.Đặc điểm khác biệt nữa là bệnh thường xuât hiện ở vùng da gần nếp gấp tã

Nhiễm nấm candida được coi là một yếu tố quan trọng gây  kích ứng da vùng dưới tã.  (xem trang 307).

 

TIỀN SỬ

Tái nhiễm nấm ở trẻ ít khi xảy ra. Đôi khi trẻ bị tái nhiễm là do từ núm vú mẹ trong quá trình bú hoặc từ núm bú bình sữa tiệt trùng không đầy đủ. Bệnh nhi bị tái nhiễm nên đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.

 

NHIỄM VIRUS GÂY SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI

Nhiễm nấm candida ở miệng và/hoặc ở vùng da dưới tã dai dẳng sau giai đoạn sơ sinh có thể là dấu hiệu của nhiễm HIV

 

CÁC THUỐC SỬ DỤNG

Kháng sinh

Một số thuốc dẫn tới sự phát triển của nấm candida. Ví dụ, các kháng sinh phổ rộng có thể tiêu diệt hệ vi khuẩn chí, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho hệ nấm phát triển. Với những bệnh nhân đã sử dụng một đợt kháng sinh trước đó sẽ có nguy cơ nhiễm nấmhơn.

Suy giảm miễn dịch

Bất kì thuốc nào gây suy giảm miễn dịch đều làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Các bệnh nhân suy giảm miễn dịch có khả năng nhiễm nấm candida lớn hơn.Các phác đồ steroids và liệu pháp gây độc tế bào cũng có thể dẫn tới nấm candida.Các bệnh nhân sử dụng corticoids đường thở vì corticoid bị lắng đọng lại trong miệng, đặc biệt là dụng cụ không đạt chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm miệng phát triển. Do đó, cần phải xúc miệng sạch sau khi sử dụng corticoids đường thở. Dược sỹ nên xác định các phương  pháp điều trị mà bệnh nhân đã sử dụng.Ở bệnh nhân tái nhiễm nấm candida, rất hữu ích khi hỏi về phác đồ điều trị trước đó và sự hiệu quả của nó.

 

THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ

Đáp ứng phải nhanh chóng. Nếu các triệu chứng không hết sau 1 tuần, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ

 

ĐIỀU TRỊ

Các tác nhân chống nấm

Miconazole

Chế phẩm đặc biệt duy nhất đang sẵn có thuộc loại OTC để điều trị nấm miệng là miconaole dạng gel. Các chế phẩm có chứa nystatin cũng có hiệu quả, tuy nhiên thuốc này bị hạn chế thành thuốc chỉ kê đơn. Miconazole gel là chế phẩm có vị cam, dùng 1 ngón tay sạch bôi thuốc lên các vùng nấm 4 lần/ngày sau bữa ăn ở người trưởng thành và trẻ em trên 6 tuổi, và 2 lần/ngày ở trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ sơ sinh. Ở trẻ em dưới 6 tuổi, có thể bôi trực tiếp lên các nốt sẩn.Cần phải giữ gel trong miệng càng lâu càng tốt.Cần phải duy trì điều trị liên tục thêm 2 ngày sau khi các triệu chứng biến mất để đảm bảo hiệu quả.Khuyến cáo không sử dụng Miconazole gel cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông. Bằng chứng cho thấy warfarin tương tác với miconazole gây ra tăng thời gian chảy máu.

 

CÁC ĐIỂM LƯU Ý

Nấm candida miệng và phát ban vùng da dưới tã

Dược sỹ cần kiểm tra liệu có phát ban vùng da dưới tã không nếu trẻ bị nhiễm nấm candida miệng.

Khi mà trẻ vừa nhiễm nấm miệng, vừa bị phát ban vùng da dưới tã, cần phải điều trị đồng thời cả hai. Có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng kem có chứa miconazole hoặc clotrimazole cho vùng da phát ban dưới tã.

Cho con bú

Khi cho con bú, nên bôi một ít miconazole nên đầu vú sẽ tiêu diệt sạch nấm có mặt ở đó.

Với những bình sữa tiệt trùng cho trẻ, cần vệ sinh sạch sẽ bình và các núm bú.

 

THỰC HÀNH

Case 1

Helen Jones đưa con gái bà là Jane đến gặp bạn.

Bà muốn bạn đưa ra lời khuyên cho tình trạng của con bà, Jane có các mảng trắng trên lưỡi và phía trong má. Jane 8 tuổi và đang không sử dụng bất kì thuốc gì. Gần đây cô ấy không sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc kê đơn nào khác. Jane cũng không có bất kì triêu chứng nào khác.

Dược sỹ

Jane nên đi khám bác sĩ do nấm candida rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Do bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như sử dụng kháng sinh vì vậy nên đi khám bác sĩ để tư vấn thêm.

Bác sỹ

Helen Jones được khuyên đưa Jane đến gặp bác sĩ.Các triệu chứng rất giống bệnh nấm miệng.Nếu có bất kì nghi ngờ nào về chẩn đoán, thì tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm.Nếu Jane thực sựu bị nấm miệng thì cho điều trị bằng miconazole dạng gel đường uống hoặc nystatin hỗn dịch uống. Để tăng cường hiệu quả của thuốc nên làm sạch các mảng trắng bằng bông trước khi điều trị. Mối quan tâm tiếp theo là xác định nguyên nhân

Tiến hành hỏi về tình hình sức khỏe tổng quan của Jane.Tiền sử bệnh lý, sự truyền máu  và tiền sử gia đình. Kiểm tra tổng thể, tìm kiếm các dấu hiệu bệnh thiếu máu, các ban hoặc vết thâm tím, hạch bạch huyết sưng, bụng sưng to hoặc bất kì dấu hiệu nào khác. Bác sĩ cũng nên kiểm tra dấu hiệu các bệnh ác tính như bệnh bạch huyết, u lymho. Bác sĩ cũngcó thể xem xét đến các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV và hỏi ý kiến Helen và Jane trước khi thực hiện thêm các xét nghiệm khác

Case 2

Một bà mẹ trẻ đến hỏi về điều trị bênh ở miệng cho con trai bà.

Bạn nhìn vào trong miệng bé và thấy các mảng trắng trên lưỡi bên trong má. Bé mới 8 tuần tuổi và có triệu chứng khoảng 2 ngày rồi. Mới đầu bà mẹ nghĩ đó là váng sữa. Bé đã được điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh dạng siro tuần trước và mới kết thúc ngày hôm qua. Bé hiện không dùng thuốc gì và bà mẹ cũng chưa làm gì với triệu chứng của bé. Trẻ không có bất kì triệu chứng gì khác.

Dược sĩ

Khuyến cáo sử dụng miconazole dạng gel đường uống cho trẻ.Trẻ bị nhiễm nấm sau sử dụng kháng sinh, đó đó có thể đáp ứng tốt với thuốc chống nấm imidazole.Liều sử dụng là 2,5ml micodazole dạng gel 2 lần/ngày sau ăn, bôi trực tiếp vào bên trong miệng và lưỡi.Điều trị thêm 2 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Nếu các triệu chứng không biến mất sau 1 tuần điều trị, đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Bác sĩ

Trẻ được chẩn đoán là nấm miệng, đó là lý do mà dược sỹ đưa ra điều trị dựa vào tuổi của trẻ, mặc dù việc sử dụng kháng sinh là một yếu tố nguy cơ. Nếu có bất kì nghi ngờ  gì về  chẩn đoán, bà mẹ có thể tìm kiếm lời khuyên của người kiểm tra sức khỏe. Cần hỏi thêm bà mẹ liệu có bôi một ít gel miconazole lên đầu vú khi cho con bú không. Khi sử dụng thuốc bôi vào miệng, cần làm sạch các mảng trắng để làm tăng hiệu quả điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top