Nhiễm trùng sơ sinh là một căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ mới sinh cho đến 28 ngày tuổi. Theo các chuyên gia cho biết, đây là một tình trạng có tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị nhiễm trùng sơ sinh kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh được xem là đối tượng có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng nhất bởi hệ miễn dịch của cơ thể trẻ vẫn còn non nớt và chưa phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành, đặc biệt là trẻ bị sinh non. Khi trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh thường phải nhập viện để điều trị và có thể cần đến sự can thiệp của các biện pháp y tế như truyền dịch, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thở oxy.
Khác với trẻ lớn và người trưởng thành, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhất do hàng rào bảo vệ của cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Dưới đây là các dạng nhiễm trùng sơ sinh thường gặp ở trẻ.
Listeria là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh, cùng một loạt các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng khác có thể gây tử vong ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng huyết. Đa số trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn Listeria từ trong thai kỳ khi cơ thể của người mẹ có loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn Listeria có mặt chủ yếu trong các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm như thịt động vật, rau quả, sữa chua tiệt trùng hoặc trái cây. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai cần lưu ý tiêu thụ những nguồn thực phẩm sạch sẽ, được nấu chín cẩn thận nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm Listeria cũng như lây truyền loại vi khuẩn này sang cho con.
Khi bị nhiễm khuẩn Listeria, trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện như bỏ bú, sốt cao, quấy khóc và tiêu chảy. Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị cụ thể cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng sinh.
Loại bệnh nhiễm trùng sơ sinh này thường xảy ra khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Tác nhân chính gây bệnh là do loại vi khuẩn sinh sống ở âm đạo hoặc trực tràng của người phụ nữ mang thai. Hầu hết, trẻ sơ sinh bị mắc bệnh liên cầu khuẩn tan máu nhóm B trong quá trình sinh đẻ do người mẹ nhiễm bệnh nhưng không phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh.
Căn bệnh nhiễm trùng sơ sinh này thường gây ra các triệu chứng điển hình như sốt cao, trẻ hay quấy khóc, khó thở và bỏ bú. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.
Viêm màng nào cũng thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ, thường xảy ra do các chủng vi khuẩn như Listeria, GBS, nấm, vi rút hoặc E.Coli. Đây là một dạng nhiễm trùng nặng, có xu hướng ảnh hưởng đến những trẻ có hệ miễn dịch yếu ớt.
Ngoài việc gây ra các triệu chứng nhiễm trùng, viêm màng não có thể dẫn đến những tổn thương não bộ với các dấu hiệu như ngủ lịm, ngủ quá nhiều, khó thở và thân nhiệt dao động không đều. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, viêm màng não ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ của trẻ, bao gồm mất thính giác, tổn thương thận, suy giảm nhận thức, các vấn đề về trí nhớ và thậm chí là tử vong.
Candida là một loại nấm có trong âm đạo của người phụ nữ mang thai. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm phải loại nấm này trong quá trình sinh qua ngả âm đạo của người mẹ. Không giống với các bệnh nhiễm trùng sơ sinh khác, nhiễm nấm Candida chủ yếu gây ra các hiện tượng tổn thương trên da, bao gồm:
Nhiễm nấm Candida ở trẻ sơ sinh thường là một bệnh ngoài da không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ có sức đề kháng yếu cần phải chăm sóc cẩn thận để tránh các biến chứng nặng.
E.Coli là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường ruột của con người. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng E.Coli đều gây bệnh, chỉ một vài chủng độc lực trong số chúng có khả năng gây bệnh cho hệ tiêu hoá và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sơ sinh không may mắc phải.
Trẻ bị nhiễm khuẩn E.Coli là do tiếp xúc với nguồn vi khuẩn tại nhà, bệnh viện hoặc trong quá trình sinh qua ngả âm đạo. Khi nhiễm phải loại vi khuẩn này, trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện như sốt, bỏ bú, quấy khóc bất thường và giảm chú ý. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng làm tổn thương thận, niêm mạc ruột và viêm màng não.
Việc vệ sinh đúng cách kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ đẩy lùi được các triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh, từ đó hỗ trợ bệnh nhanh khỏi hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh:
BS Lê Huy Hùng - Phó trưởng khoa Nhi