✴️ Ù tai và ho kéo dài sau mắc Covid

???? CƠ CHẾ CỦA Ù TAI SAU COVID

???? Theo thống kê, 7,6% số người nhiễm SARS-CoV-2 bị mất sức nghe, 14,6% bị ù tai và 7,2% bị chóng mặt, 3,9% bị cả ba dấu hiệu trên.

???? Ù tai và nghe kém tuy không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng làm người bệnh rất khó chịu, suy giảm chất lượng cuộc sống.

???? Các nghiên cứu cho rằng, ù tai và nghe kém sau khi nhiễm SARS-CoV-2 thường do kích thích các tế bào bảo vệ của cơ thể sản xuất ra các yếu tố viêm (cytokines) gây ra các phản ứng tự miễn làm tổn thương phần nội dịch của ốc tai và các ống bán khuyên. Đồng thời virus tác động trực tiếp vào các dây thần kinh tiền đình và dây thần kinh nghe qua các đầu mút tiếp nhận gắn trực tiếp làm gián đoạn đường dẫn truyền từ ngoại vi vào trung ương của virus gây viêm.

???? Có nhiều khả năng bị ù tai do căng thẳng và trầm cảm liên quan đến cách ly xã hội và tránh lây nhiễm. Bên cạnh đó việc sử dụng một số thuốc trong điều trị COVID-19 cũng gây độc ốc tai, nhất là các thuốc đường tiêm, truyền.

???? Ù tai và nghe kém làm cho các triệu chứng thần kinh khác của người bệnh sau mắc COVID- 19 trở nên trầm trọng hơn như tình trạng rối loạn lo âu, mất ngủ, mất vị giác, khứu giác…

✨ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ

????????‍⚕️Thăm khám các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định chính xác tình trạng cũng như mức độ của bệnh. (Đi khám là bắt buộc, giảm thính lực đột ngột là một trong các cấp cứu cần phải được đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa để can thiệp kịp thời)

???? Áp dụng linh hoạt các phương pháp sau:

1️⃣ Thiền, yoga liệu pháp, tắm nước ấm, liệu pháp hương liệu.

2️⃣ Tập thở sâu: Mỗi ngày nhiều lần, mỗi lần từ 2- 5 phút.

3️⃣ Bài tập thở từng bên mũi: Là bài tập để thư giãn, tập lúc đói.

Cách thực hiện: Bịt từng bên mũi bằng ngón tay trỏ sau thì thở ra, rồi hít vào bằng lỗ mũi còn lại. Động tác lặp lại luân chuyển từng mũi và kéo dài 15 phút. Bài tập này làm giảm nhịp tim đồng thời cũng giảm ù tai.

4️⃣ Châm cứu: Là một phương pháp khuyến khích việc chữa lành và hoạt động tự nhiên của cơ thể bằng cách châm những cây kim rất mỏng và tác động nhiệt và xung điện một cách rất chính xác vào các huyệt đạo cụ thể. Nó được cho là có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giải phóng các chất hóa học đến các cơ, tủy sống và não. Các hóa chất này kích hoạt giải phóng các hóa chất và hormon khác giúp kích thích khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

5️⃣ Tâm lý liệu pháp: Điều chỉnh hành vi và huấn luyện thói quen với tiếng ù và nghe kém trong cuộc sống.

6️⃣ Sử dụng tiếng ù che lấp: Dùng tai nghe bịt từng bên tai, sử dụng những bản nhạc có âm nền cao, du dương, che lấp từng bên tai, lặp lại nhiều lần, kéo dài mỗi lần 5 phút.

7️⃣ Tránh tiếp xúc tiếng ồn trong các môi trường: Vũ trường, âm thanh của công trường đang làm việc, tiếng máy móc, xe tăng….

8️⃣ Sử dụng máy trợ thính nếu có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

9️⃣ Thuốc an thần nhóm: Amitriptylin liều thấp, đảm bảo giấc ngủ sâu theo chỉ định của bác sĩ.

 

???? HO KÉO DÀI SAU COVID-19

???? Phản xạ ho là gì ?

✅ Ho là một phản xạ làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở của bạn (họng – thanh quản – khí quản - phổi), nên ho được coi là phản xạ bảo vệ có lợi của cơ thể nên bác sĩ chỉ cắt cơn ho khi ho quá nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.

???????? Sau khi không còn sự có mặt của kháng nguyên ở vùng mũi họng, bạn có thể tiếp tục bị ho khan trong một thời gian.

???? VÌ SAO HO KÉO DÀI?

???? Ho có thể xuất hiện thành cơn, khi ho quá nhiều sẽ gây kích ứng, gây đau rát họng, đau dọc theo đường giữa xuống ngực.

???? Ho dẫn tới không ăn, không ngủ được và làm bệnh nhân lo lắng nghĩ rằng mình bị tổn thương ở phổi, do hậu COVID-19…

???? Ho kéo dài cũng có thể làm tổn thương biểu mô đường hô hấp dẫn tới sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm… có sẵn tại đường thở và gây viêm, làm cơn ho trầm trọng hơn, ho sâu, ho trở nên có đờm đặc dần và vàng xanh...

???? Mặt khác, người nhiễm SARS-CoV -2 có thể bị ngạt mũi, nếu không điều trị làm bạn thở bằng miệng, bạn sẽ hít nhiều không khí khô, không được hệ thống làm sạch, làm ấm và làm ẩm của mũi và đi thẳng vào phổi, ảnh hưởng đến niêm mạc của đường thở và gây ho.

????????‍⚕️ CÁCH XỬ TRÍ CƠN HO

???? Biện pháp không dùng thuốc

1️⃣ Hít vào và thở ra bằng mũi, thở chậm cho đến khi hết ho.

2️⃣ Ngậm miệng và nuốt liên tục đến khi hết cơn ho.

3️⃣ Uống những ngụm nhỏ nước ấm đến khi cơn ho dừng.

Tùy theo đáp ứng của cá nhân mà bạn lựa chọn các phương pháp này cho phù hợp.

4️⃣ Kỹ thuật giảm ho sau COVID-19:

• Ngồi thẳng lưng và thoải mái.

• Hít vào sâu và từ từ bằng mũi và giữ đếm 3-4 (nếu bạn có thể), sau đó nhẹ nhàng thở ra khỏi miệng. Lặp lại 3-4 lần.

• Thở nhẹ nhàng, thư thái trong 20-30 giây (kiểm soát nhịp thở), lặp lại bước 2 và bước 3 đến 3 lần.

• Hít sâu từ từ vào bằng mũi, sau đó thở nhanh không khí ra bằng miệng, lặp lại điều này trong 3-4 chu kỳ hoặc cho đến khi bạn cảm thấy đờm đã sạch. Đôi khi bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi thực hiện thì tạm thời dừng nghỉ 30 phút rồi lặp lại. Bạn có thể cần sử dụng kỹ thuật này nhiều lần trong ngày - tìm một thời điểm thuận tiện cho bạn và cố gắng sử dụng nó vào những thời điểm trong ngày mà bạn cảm thấy hiệu quả nhất.

????????‍⚕️ SỬ DỤNG THUỐC

Phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ vì tùy theo nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ có những chỉ định thuốc nhất định.

???? Nguyên nhân ho do kích thích

Sử dụng các thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ:

+ Thuốc ức chế thần kinh trung ương làm giảm cơn ho.

+ Thuốc ngậm giảm kích thích.

???? Nguyên nhân ho do viêm nhiễm

Sử dụng các thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ:

+ Dùng thuốc kháng sinh và/hoặc kháng viêm đường uống và/hoặc đường hít – xịt.

+ Thuốc làm loãng đờm, tránh bám dính của dịch tiết trên biểu mô đường hô hấp, loại bỏ điều kiện phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc ho long đờm hay thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản. Thuốc có tác dụng làm thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm nhầy, từ đó khiến đờm có thể tống ra khỏi đường hô hấp bằng hành động khạc nhổ hoặc thông qua hệ thống lông chuyển.

Nhóm thuốc long đờm bao gồm các loại sau: Eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol...

???? NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ

Nếu trong trường hợp bác sĩ xác định có tổn thương đường hô hấp nặng hoặc theo dõi mà người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng đường uống.

return to top