✴️ Dẫn lưu đài bể thận qua da

Chỉ định

Những trường hợp cấp tính mà chưa thể phẫu thuật ngay do thể trạng người bệnh yếu, nhiễm trùng nặng:

  • Ứ mủ thận do sỏi thận, niệu quản (NQ) mà thể trạng không cho phép phẫu thuật

  • Suy thận cấp do hẹp NQ 2 bên, dẫn lưu thận cấp cứu sau đó mổ sau

  • Người bệnh không còn chỉ định phẫu thuật: Hẹp NQ 2 bên do khối u chèn ép hoặc xâm lấn ở giai đoạn muộn

Chống chỉ định

  • Có nhiễm trùng tại chỗ vùng chọc dẫn lưu

  • Chống chỉ định tương đối: rối loạn đông máu, nếu trường hợp tối cấp thì cần vừa điều trị rối loạn đông máu phối hợp tiến hành thủ thuật

Chuẩn bị

Người thực hiện:

  • 1 bác sỹ chuyên khoa tiết niệu

  • 1 phụ tá

Người bệnh:

  • Làm bilan trước mổ đánh giá: chức năng thận, tình trạng nhu mô thận cả 2 bên, các bệnh lý toàn thân, tiền sử can thiệp cũ vùng thắt lưng 2 bên.

  • Dặn nhịn ăn trước khi tiến hành can thiệp 6 tiếng, nếu có thể nên thì thụt hậu môn.

  • Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức tiến hành, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra

Phương tiện:

  • Máy siêu âm

  • Kim chọc và bộ nong

  • Guide wire

  • Sonde dẫn lưu mono J

  • Kim khâu và chỉ cố định

  • Bộ dụng cụ tiểu phẫu khâu vết thương

  • Máy monitor theo dõi M, HA, Sp02

Thời gian phẫu thuật

Tùy từng trường hợp, có thể từ 15-60 phút.

Theo dõi và xử trí

Theo dõi

Tai biến thuốc gây tê, gây mê

Tai biến do thủ thuật

  • Chảy máu

  • Rò nước tiểu

  • Áp xe quanh thận

Xử trí tai biến

  • Tai biến thuốc gây tê, gây mê: tùy từng mức độ phản ứng với thuốc gây tê, tiền mê mà xử lý.

  • Chảy máu: theo dõi màu sắc nước tiểu chảy qua dẫn lưu thận, nếu chảy máu ít điều trị nội khoa, nếu điều trị nội khoa không kết quả thì chụp mạch can thiệp nút mạch hoặc phẫu thuật lại cầm máu.

  • Áp xe quanh thận do rò nước tiểu: trước tiên là điều trị nội khoa kháng sinh, chống viêm. Nếu điều trị không hiệu quả thì phải mổ làm sạch dẫn lưu khoang quanh thận.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

return to top